Việt Nam: Nội bộ phức tạp, nhân sự càng phải cẩn trọng

© TTXVN - Lê Trí DũngTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.03.2024
Đăng ký
Những diễn biến vừa qua tại Vĩnh Phúc cho thấy nội bộ tỉnh "có biểu hiện mất đoàn kết", phức tạp, một số cán bộ chủ chốt của tỉnh vi phạm nghiêm trọng kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Theo báo Vietnamnet dẫn phát biểu của Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai, Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã gặp gỡ và nhắc nhở nhiều lần nhưng Vĩnh Phúc vẫn chưa khắc phục tốt.
Theo các chuyên gia, bài học vừa qua về công tác lựa chọn cán bộ chủ chốt ở các tỉnh Vĩnh Phúc, Quảng Ngãi, Lâm Đồng cho thấy quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là rất chính xác.

Cán bộ là mắt xích trọng yếu

Đối với người có quyền lực, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở, không phải làm cán bộ để "thăng quan phát tài", để làm "quan cách mạng", mà để làm người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần nhấn mạnh, trong bất cứ giai đoạn cách mạng nào, ở bất kỳ lĩnh vực, địa phương nào, cán bộ bao giờ cũng đóng vai trò quyết định.
Người đứng đầu Đảng nêu rõ, công tác cán bộ không chỉ là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng mà còn là mắt xích trọng yếu trong toàn bộ hoạt động của Đảng, nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng. Không phải ngẫu nhiên mà Bác Hồ bắt đầu chuẩn bị thành lập Đảng bằng việc đào tạo và huấn luyện cán bộ.
Hôm 13/3, phát biểu chủ trì phiên họp Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban có rất nhiều chỉ đạo quan trọng về tiêu chuẩn lựa chọn cán bộ cho nhiệm kỳ mới.
Tổng Bí thư lưu ý, các ủy viên Ban Chấp hành Trung ương phải có bản lĩnh chính trị thực sự vững vàng, có đủ bản lĩnh, phẩm chất, trí tuệ, có uy tín cao.
Cũng theo Tổng Bí thư, tính từ Đại hội XIII của Đảng (25/1 - 1/2/2021) đến ngày 13/3/2024, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã phải thi hành kỷ luật gần 100 cán bộ cao cấp thuộc diện Trung ương quản lý, trong số này có cả cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước.
Gần nhất, như Sputnik đưa tin, hôm qua 20/3/2024, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã quyết định thi hành kỷ luật đồng chí Hoàng Thị Thúy Lan, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc bằng hình thức Khai trừ ra khỏi Đảng.
Trung ương chỉ rõ, bà Hoàng Thị Thúy Lan đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, vi phạm Quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương; tiêu cực, nhận hối lộ, gây hậu quả rất nghiêm trọng, dư luận bức xúc, ảnh hưởng rất xấu đến uy tín của tổ chức đảng và chính quyền địa phương.
Bà Hoàng Thị Thúy Lan - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.03.2024
Bà Hoàng Thị Thuý Lan bị đình chỉ ĐBQH và scandal bổ nhiệm con gái học Trung Quốc về
Hoàng Thị Thúy Lan, 58 tuổi, quê Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc làm Ủy viên Trung ương Đảng khóa 12 và 13; đại biểu Quốc hội khóa 14 và 15.
Đi lên từ một giáo viên cấp 2, bà Lan từng giữ nhiều chức vụ tại Vĩnh Phúc như Bí thư Tỉnh đoàn, Chủ tịch Liên đoàn Lao động, Trưởng ban Dân vận, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy. Từ tháng 2/2015 đến trước ngày 18/3/2024, bà Lan làm Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc dù vướng lùm xùm bổ nhiệm con gái làm Phó Giám đốc Sở không đúng quy trình.
Bà Hoàng Thị Thuý Lan bị bắt hôm 8/3 về tội nhận hối lộ trong vụ án liên quan tập đoàn Phúc Sơn cùng với Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Lê Duy Thành.
Nhiều chuyên gia về lý luận chính trị, lịch sử Đảng, cử tri và nhân dân cho rằng, nhận định của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phiên họp của Tiểu ban Nhân sự vừa qua là rất chính xác, rất sâu sắc. Rằng, nhìn chung, đội ngũ cán bộ ở Việt Nam hiện nay có lập trường tư tưởng, bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống giản dị, gương mẫu, có ý thức tổ chức kỷ luật, luôn tu dưỡng, rèn luyện, tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận cán bộ phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí, làm việc hời hợt, ngại khó, ngại khổ, thậm chí có người suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, có biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa".
Một số cán bộ lãnh đạo, quản lý, trong đó có cả cán bộ cấp cao, thiếu gương mẫu, uy tín thấp, phẩm chất, năng lực chưa ngang tầm nhiệm vụ, vi phạm nguyên tắc và quy chế làm việc, nói nhiều làm ít, nói không đi đôi với làm, quan liêu, xa dân, cá nhân chủ nghĩa, vướng vào tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm.
Bày tỏ tâm đắc với phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trên báo Thanh Tra, ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó trưởng ban Tuyên giáo tỉnh An Giang cho rằng, cán bộ bao giờ cũng đóng vai trò quyết định; công tác cán bộ không chỉ là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng mà còn là mắt xích trọng yếu trong toàn bộ hoạt động của Đảng, nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng.
"Tổng Bí thư đã đưa ra những tổng kết về vai trò quan trọng của công tác cán bộ đối với thực tế cách mạng nước ta, giúp đất nước ta có những bước phát triển quan trọng, có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như hiện nay", - ông Hà nối.
Kỳ họp thứ 38 Ủy ban Kiểm tra Trung ương - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.03.2024
Bà Hoàng Thị Thuý Lan và ông Lê Duy Thành bị đề nghị kỷ luật sau lệnh bắt 10 ngày

"Nội bộ tỉnh Vĩnh Phúc có biểu hiện mất đoàn kết"

Cần nhắc lại rằng, trước khi hai cựu lãnh đạo cao nhất của tỉnh Vĩnh Phúc bị bắt, dư luận đã có phen xôn xao về kết quả lấy phiếu tín nhiệm Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc tại kỳ họp thứ 13, HĐND tỉnh Vĩnh Phúc khóa XVII hồi giữa tháng 12/2023 khi ông Lê Duy Thành, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc có phiếu tín nhiệm thấp kỷ lục.
Cụ thể, ông Thành nhận được 19 phiếu tín nhiệm cao (chiếm 40,43% tổng số phiếu bầu), 2 phiếu tín nhiệm (chiếm 4,26%) và 25 phiếu tín nhiệm thấp (chiếm 53,19% tổng số phiếu bầu) và là Chủ tịch UBND tỉnh đầu tiên trên cả nước nhận trên 50% số phiếu tín nhiệm thấp.
Trả lời báo chí khi đó ông Thành cũng bất ngờ vì kết quả thấp bất thường còn bà Hoàng Thị Thuý Lan thì khẳng định, công tác lấy phiếu tín nhiệm được chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng và được thực hiện theo đúng quy trình, bảo đảm dân chủ, minh bạch, công tâm và khách quan, từ đó xuất hiện nhiều thông tin trái chiều cho rằng, đang "có vấn đề" trong nội bộ lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc.
Tại hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về điều động, phân công ông Dương Văn An giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc vừa qua, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai cũng đã nhắc lại vụ việc một số cán bộ chủ chốt của tỉnh vi phạm nghiêm trọng kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời cũng nêu rõ, nội bộ tỉnh Vĩnh Phúc "có biểu hiện mất đoàn kết".
"Về vấn đề này, tôi, Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã gặp gỡ và nhắc nhở nhiều lần nhưng Vĩnh Phúc vẫn chưa khắc phục tốt. Những vấn đề đó đã ảnh hưởng đến uy tín của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy; làm giảm sút niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đây là bài học sâu sắc đối với từng cán bộ, nhất là với người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo chủ chốt", - báo Vietnamnet dẫn phát biểu của đồng chí Trương Thị Mai nói.
Bà Trương Thị Mai đặc biệt lưu ý, nếu những người đứng đầu không gương mẫu, vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước thì người đó không thể dẫn dắt được Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và cán bộ, đảng viên Đảng bộ tỉnh.
Đáp lại, trong phát biểu nhận cương vị mới, tân Bí thư Vĩnh Phúc Dương Văn An khẳng định: "Với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, chúng ta vừa trải qua những ngày khó khăn, tôi mong các đồng chí đoàn kết, chung sức, đồng lòng, có bản lĩnh để vượt qua, không để xảy ra những vi phạm làm tổn hại đến uy tín của Đảng".
Cũng bày tỏ với báo Vietnamnet, PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng cho biết, trước khi cựu Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan bị bắt, nội bộ tỉnh có nhiều biểu hiện ‘rất phức tạp’.
Chuyên gia tin tưởng, tân Bí thư Vĩnh Phúc Dương Văn An với kinh nghiệm từng làm Bí thư Bình Thuận, sẽ thể hiện được năng lực lãnh đạo, gắn kết nội bộ tỉnh Vĩnh Phúc tới đây.
Tổng Bí thư chủ trì phiên họp đầu tiên Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng   - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.03.2024
Có thế lực âm mưu phá hoại công tác nhân sự nội bộ của Việt Nam

Kiểm soát quyền lực của những "ông vua con" xa mặt trời

PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc nhìn nhận thẳng thắn rằng, việc cả Bí thư, Chủ tỉnh Vĩnh Phúc và Lâm Đồng cùng phạm sai lầm vừa qua là điều rất đáng suy ngẫm trong công tác quản lý.
"Bài học rút ra là phải kiểm soát quyền lực của những cán bộ chủ chốt đứng đầu địa phương. Khi có quyền lực trong tay, nếu không kiểm soát tốt thì họ sẽ tự tung, tự tác như "ông vua con" ở địa phương, dẫn tới những sai phạm", - PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc chia sẻ với báo Vietnamnet.
Theo ông, việc Trung ương phân công ông Dương Văn An giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc và ông Nguyễn Thái Học làm quyền Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng là phù hợp.
"Đây là những cán bộ được rèn luyện từ Trung ương và địa phương, được đánh giá là có bản lĩnh chính trị vững vàng", - PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc nói.
Với trường hợp của ông Nguyễn Thái Học được điều về Lâm Đồng làm quyền Bí thư tỉnh uỷ, PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc kỳ vọng ông Học sớm phát huy thế mạnh, bản lĩnh của người từng công tác trong Ban Nội chính Tỉnh ủy Phú Yên và Ban Nội chính Trung ương để xử lý thành công những hạn chế, yếu kém của Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng.
"Với những nhắc nhở của Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai tại hội nghị về công tác cán bộ ở Vĩnh Phúc và Lâm Đồng vừa qua, tôi tin tưởng tân Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Dương Văn An, quyền Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Nguyễn Thái Học sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng được yêu cầu của cấp trên, cũng như Đảng bộ, chính quyền, nhân dân địa phương", - chuyên gia tin tưởng.
Trao đổi với TTXVN trước đó, ông Diệp Văn Sơn nguyên Phó Vụ trưởng, Cơ quan Đại diện Bộ Nội vụ tại TP Hồ Chí Minh chia sẻ quan điểm, về cơ bản, những định hướng công tác nhân sự lần này cũng tương đồng với Đại hội XIII của Đảng.
Tiêu chuẩn đề ra là không để những người có khuyết điểm lọt nhân sự cấp cao của Đảng nhưng có một số trường hợp chúng ta chuẩn bị kỹ, xem xét kỹ vẫn để xảy ra trường hợp đáng tiếc. Đó là khi nhân sự đó ở vị trí cấp cao rồi mới xấu.
"Quyền lực làm người ta tha hóa. Khi ai cũng như nhau, họ đều phấn đấu và không bộc lộ điều xấu nhưng khi đạt được địa vị cao thì bắt đầu tha hóa. Ở vị trí không ai kiểm tra nữa, không ai kiểm soát quyền lực, dẫn đến mất tập trung dân chủ như trường hợp một số Bí thư, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh vi phạm vừa qua. Kiểm soát quyền lực cán bộ cấp cao ở địa phương còn chưa tốt, không ai dám ý kiến với lãnh đạo cấp cao ở tỉnh", - ông nói.
Ở địa phương, xa "mặt trời", trong khi cơ quan kiểm soát quyền lực ở dưới cũng cũng do những người đứng đầu địa phương chi phối. Đó không phải trường hợp cá biệt bởi đã xảy ra một số nơi. Ông Diệp Văn Sơn đề nghị cần có biện pháp khác để xử lý, không thể dùng hình thức cũ để kiểm soát, tránh để việc dù chuẩn bị nhân sự rất kỹ, nhưng cuối cùng lại không ngờ cán bộ thay đổi, biến chất.
Xét ở khía cạnh tích cực hơn, việc xử lý cán bộ vừa qua tại Việt Nam cho thấy rằng Đảng, Nhà nước kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, không có vùng cấm, bất kể dù giữ chức vụ cao đến đâu có khó có được kim bài miễn trừ, không ai là ngoại lệ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала