Việt Nam tìm hiểu cách Trung Quốc làm đường sắt tốc độ cao nhanh nhất thế giới

CC BY 2.0 / Spamlian / China Railways CRH Passing through Lianjiang countyĐường sắt Trung Quốc ở huyện Liêm Giang
Đường sắt Trung Quốc ở huyện Liêm Giang - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.03.2024
Đăng ký
Mạng lưới đường sắt của Trung Quốc được ví là “vô địch thế giới”, do đó, không khó hiểu khi Việt Nam muốn tìm hiểu kinh nghiệm làm đường sắt tốc độ cao của Bắc Kinh.
Phát biểu trong chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng bày tỏ, Việt Nam mong muốn học tập kinh nghiệm về hình thành và phát triển ngành công nghiệp đường sắt, nhất là về phương diện công nghệ, kỹ thuật, huy động nguồn lực tài chính và kỹ năng quản lý.

Tìm hiểu kinh nghiệm xây đường sắt tốc độ cao của Trung Quốc

Đường sắt cao tốc Trung Quốc là tuyến “bận nhất, nhanh nhất, dài nhất và đắt nhất” thế giới hiện nay.
Dù bắt đầu phát triển các tuyến đường sắt cao tốc muộn hơn các nước phát triển phương Tây tận hơn 40 năm nhưng ngành đường sắt cao tốc của Trung Quốc lại phát triển rất thần tốc, với chiều dài hệ thống vận hành tính đến năm 2023 lên tới hơn 45.000km, chiếm hơn 70% tổng số km đường sắt cao tốc thế giới.
Đường sắt Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.01.2024
Việt Nam dự kiến nối ray đường sắt với Trung Quốc từ 2025
Thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) Việt Nam cho biết, trong các ngày 28, 29 và 30/3, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã dẫn đầu đoàn công tác của Bộ này đến làm việc tại Bắc Kinh và Thượng Hải (Trung Quốc).
Trong đó, ngoài xúc tiến thương mại và đầu tư, tăng cường giao thương giữa hai nước, các nhà làm chính sách Việt Nam cũng chú trọng tìm hiểu, nghiên cứu một số kinh nghiệm trong việc triển khai xây dựng hệ thống đường sắt tốc độ cao, xây dựng và phát triển mô hình khu thương mại tự do, trung tâm tài chính khu vực và quốc tế của Trung Quốc.
Gặp gỡ ông Trịnh San Khiết, Chủ nhiệm Uỷ ban Cải cách và Phát triển Trung Quốc (NDRC) và ông Vụ Hạo, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Cải cách và Phát triển Trung Quốc (NDRC), Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã có nhiều trao đổi nhiều nội dung, trong đó có việc thúc đẩy kết nối cơ sở hạ tầng, đường sắt.
Theo báo Nhân dân tường thuật về chuyến công tác của lãnh đạo Bộ KH&ĐT cho biết, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng bày tỏ, phát triển hạ tầng giao thông là một trong 3 đột phá chiến lược của Việt Nam trong chiến lược phát triển đất nước.
Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đang tập trung đầu tư xây dựng các tuyến đường bộ cao tốc.
Dự kiến đến năm 2025 sẽ xây dựng hơn 3.000 km đường cao tốc và 5.000 km vào năm 2030, đường sắt đô thị và đang nghiên cứu triển khai tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đánh giá, Trung Quốc là quốc gia có ngành công nghiệp đường sắt phát triển hàng đầu thế giới.
“Do đó, Việt Nam mong muốn học tập kinh nghiệm về phát triển ngành công nghiệp đường sắt, nhất là về phương diện công nghệ, kỹ thuật, huy động nguồn lực tài chính và kỹ năng quản lý”, người đứng đầu Bộ KH&ĐT bày tỏ.
Đường sắt - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.01.2024
CT Group và DN Trung Quốc muốn làm đường sắt tốc độ cao TPHCM-Cần Thơ gần 10 tỷ USD

Chú trọng đến công nghệ

Tại các cuộc gặp với các lãnh đạo hàng đầu ngành đường sắt Trung Quốc, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư đều đánh giá cao cách Bắc Kinh phát triển mạng lưới đường sắt cao tốc hàng đầu thế giới.
Trung Quốc hiện sở hữu chiều dài đường sắt cao tốc dài nhất thế giới, trong đó các trục chính gồm 4 tuyến dọc, 4 tuyến ngang, tốc độ khoảng 250-350km/h. Mạng lưới đường sắt cao tốc hiện đã lên tới gần 50 nghìn km đi qua 93% số thành phố trên 500 nghìn dân.
Trong chuyến thăm Trung Quốc lần này, đoàn công tác của Bộ KH&ĐT cũng có cuộc trao đổi, làm việc với Cục trưởng Cục đường sắt Trung Quốc Phí Đông Bân và Phó Cục trưởng Lộc An Sinh.
Hai bên cùng trao đổi, thảo luận về kinh nghiệm xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao, cách thức nghiên cứu khả thi dự án đường sắt, huy động nguồn lực, phát triển công nghiệp đường sắt, đào tạo nguồn nhân lực...
Tại buổi làm việc với Tập đoàn Toa xe Trung Quốc (CRRC), Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải và lãnh đạo CRRC đã cùng nhau trao đổi một số kinh nghiệm trong việc phát triển hệ thống đường sắt tốc độ cao, đặc biệt là phát triển ngành công nghiệp đường sắt, sản xuất máy móc, toa xe, cơ chế hợp tác, phát triển nguồn nhân lực.
Lễ khai trương một ga tàu liên vận từ Việt Nam đi Trung Quốc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.12.2023
Từ khoá Trung Quốc được nhắc đến 9 lần, đường sắt Việt-Trung sẽ lên khổ tiêu chuẩn
Đại diện Việt Nam và Trung Quốc cũng đã trao đổi nhiều kinh nghiệm về công nghệ tàu khách tốc độ cao, công nghệ thông tin tín hiệu, thiết kế đoàn tàu khách mà Trung Quốc đang sử dụng, giá thành các đoàn tàu khách, hệ thống tín hiệu...
Trong sáng ngày 29/3, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cùng đoàn công tác đã trực tiếp tham quan và trải nghiệm tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc Kinh - Thượng Hải.
Tuyến đường sắt này đầu tiên được xây dựng năm 2008 và hoàn thành năm 2011 lịch sử này của Trung Quốc dài hơn 1.300km với tổng mức đầu tư hơn 33 tỷ USD, tốc độ chạy tàu khoảng 350km/h.
Quyết tâm làm đường sắt cao tốc của Trung Quốc rất lớn. Tuyến Từ Châu - Tân Cương là tuyến đường sắt cao tốc được quy hoạch dài nhất trên thế giới, nối thành phố Từ Châu thuộc tỉnh Giang Tô ở ven biển phía đông Trung Quốc đến thành phố Urumqi thuộc khu tự trị Tân Cương ở phía tây bắc nước này, với tổng chiều dài 3.176km là minh chứng rõ ràng nhất về việc Bắc Kinh chấp nhận hy sinh mục đích kinh tế để tăng kết nối chính trị, tăng an ninh quốc phòng. Nếu đi tàu thường từ Từ Châu đến Urumqi sẽ mất gần 44 giờ, nhưng đi tàu cao tốc chỉ mất 18,5 giờ.
Chưa hết, Trung Quốc còn phát triển tuyến đường sắt quanh sa mạc đầu tiên trên thế giới ở Tân Cương (Hòa Điền - Nhược Khương). Chưa hết, Trung Quốc còn xây đường sắt cao tốc 350 km/h dưới biển xuyên vịnh Sán Đầu dài hơn 163km giúp kết nối nhanh hơn các thành phố lớn ở Quảng Đông như Quảng Châu, Huệ Châu, Sán Đầu, Sán Vĩ…
13 toa tàu hạng sang của Tập đoàn Jinxin- Trung Quốc đang nằm tại Nhà máy xe lửa Gia Lâm
 - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.11.2023
Lý do 13 toa tàu của Jinxin Trung Quốc nằm phủ bạt ở nhà máy xe lửa Gia Lâm
Việc phát triển mạng lưới đường sắt của Trung Quốc, đặc biệt là hệ thống đường sắt cao tốc, mang lại lợi ích chính trị, phát triển kinh tế và phục vụ chính cho cuộc sống, nhu cầu đi lại của người dân.
Ở Trung Quốc tin rằng, tác động của đường sắt cao tốc đối với sự phát triển kinh tế khu vực sẽ không được đo bằng phép cộng mà bằng phép nhân, bởi đường sắt cao tốc mang lại hiệu quả kinh tế rõ ràng, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển các vành đai công nghiệp và các ngành dịch vụ đô thị hiện đại dọc tuyến, cũng như sự gia tăng di chuyển dân cư và tích tụ dân số ở các khu vực dọc các tuyến.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала