Quan hệ nồng ấm, Việt Nam tính làm đường sắt cao tốc nối Trung Quốc trước 2030

Một số tuyến cao tốc còn chậm tiến độ so với kế hoạch đặt ra.
Một số tuyến cao tốc còn chậm tiến độ so với kế hoạch đặt ra. - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.04.2024
Đăng ký
Chính phủ nhất trí ưu tiên khởi công hai tuyến đường sắt tốc độ cao Việt – Trung trước 2030 là Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và tuyến đường sắt tốc độ cao Lạng Sơn - Hà Nội kết nối với Trung Quốc.
Việt Nam cũng quan tâm đến kinh nghiệm xây dựng và phát triển mạng lưới đường sắt của Trung Quốc để tăng cường kết nối hai nền kinh tế trong bối cảnh quan hệ Hà Nội – Bắc Kinh ngày càng nồng ấm.

Ưu tiên khởi công tuyến đường sắt cao tốc Việt - Trung trước 2030

CNBC dẫn nguồn tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Việt Nam đặt mục tiêu bắt đầu khởi công xây dựng hai tuyến đường sắt cao tốc nối thủ đô Hà Nội với Trung Quốc trước năm 2030.
“Đây là tín hiệu khác cho thấy mối quan hệ ngày càng nồng ấm giữa hai nước láng giềng”, CNBC bình luận.
Cần nhấn mạnh rằng, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và là nguồn nhập khẩu quan trọng cho lĩnh vực sản xuất của quốc gia Đông Nam Á.
Trên thực tế, hai nền kinh tế hiện được kết nối thông qua hệ thống đường cao tốc và hai tuyến đường sắt đã cũ, tuy nhiên, nhu cầu vận tải tăng cao, phía Việt Nam cũng hiểu được đòi hỏi phải nâng cấp các tuyến này lên khổ tiêu chuẩn.
“Một trong những tuyến đường cao tốc được ưu tiên xây dựng theo kế hoạch sẽ chạy từ các thành phố cảng Hải Phòng và Quảng Ninh của Việt Nam qua Hà Nội đến Lào Cai, giáp ranh với tỉnh Vân Nam của Trung Quốc”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay tại văn bản được công bố cuối ngày qua 9/4.
VNR dự kiến cần 13.880 người để khai thác vận hành, bảo trì hệ thống đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.04.2024
Điểm yếu khiến Việt Nam phân vân kịch bản làm đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam
Tuyến còn lại sẽ chạy từ Hà Nội đến Lạng Sơn, giáp khu vực Quảng Tây của Trung Quốc.
Trong nước, Thường trực Chính phủ cũng đã thống nhất ưu tiên khởi công hai tuyến đường sắt cao tốc nối Trung Quốc trước năm 2030.
Tại Thông báo số 144 của Văn phòng Chính phủ về Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 có nêu về vấn đề này.
“Ưu tiên chuẩn bị và khởi công trước năm 2030 tuyến đường sắt tốc độ cao Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và tuyến đường sắt tốc độ cao Lạng Sơn - Hà Nội kết nối với Trung Quốc”, văn bản của Thường trực Chính phủ nêu rõ.
Việc xây dựng các tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn kết nối với Trung Quốc đã được các nhà làm chính sách Việt Nam cân nhắc từ lâu xét đến các lợi ích về giao thương kinh tế và hiệu suấtchi phí bỏ ra.

Học hỏi kinh nghiệm của Trung Quốc

Đầu tháng này, như chúng tôi đã thông tin, phía Việt Nam cũng cho biết đang nghiên cứu, học hỏi Trung Quốc để phát triển mạng lưới đường sắt cao tốc đầu tiên.
Việt Nam cũng đã cử quan chức đến thăm, làm việc với các công ty đường sắt Trung Quốc.
Trong chuyến thăm Trung Quốc lần đầu tiên trên cương vị Chủ tịch Quốc hội của mình và được Chủ tịch Tập Cận Bình tiếp đón trọng thị, tại Bắc Kinh, ông Vương Đình Huệ đã gặp lãnh đạo các công ty đường sắt Trung Quốc hôm đầu tuần.
“Việc này diễn ra sau khi Việt Nam và Trung Quốc ký hàng chục thỏa thuận hợp tác, bao gồm cả về đường sắt, trong chuyến thăm Hà Nội của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng 12 năm ngoái”, CNBC nhắc lại.
Như Sputnik đã đề cập, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã gặp Chủ tịch HĐQT tập đoàn xây dựng công trình đường sắt Trung Quốc (CRCC). Ông Đới Hòa Căn nói CRCC đang có một số dự án hạ tầng triển khai tại Việt Nam. Hai bên cũng đã nhất trí kết nối đường sắt khổ tiêu chuẩn qua biên giới, tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng; Đồng Đăng – Hà Nội ; Móng Cái – Hạ Long – Hải Phòng.
Gặp ông Vương Đồng Trụ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn xây dựng giao thông Trung Quốc (CCCC), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng nêu rõ mong muốn tập đoàn CCCC có những đề xuất, hỗ trợ kỹ thuật để khảo sát thiết kế.Việt Nam hoan nghênh, khuyến khích những doanh nghiệp uy tín, tiêu biểu cho công nghệ của Trung Quốc tham gia đấu thầu các dự án giao thông đường bộ, đường sắt tại Việt Nam.
Tại cuộc hội đàm với Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc Tế, ông Vương Đình Huệ đề nghị phía Trung Quốc tạo thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam quá cảnh đường sắt Trung Quốc đi các nước thứ ba qua tuyến đường sắt Á- Âu.
Công ty TNHH Sunfeel Việt Nam (KCN Phú Hội, huyện Đức Trọng) tạo việc làm cho 135 lao động tại địa phương. - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.04.2024
Nhà đầu tư Hàn Quốc không rút khỏi Việt Nam dù bị đối thủ Trung Quốc cạnh tranh
Người đứng đầu Quốc hội Việt Nam cũng mong hai bên cùng xây dựng hình ảnh đầu tư mới của các doanh nghiệp lớn, có năng lực, uy tín, công nghệ của Trung Quốc tại Việt Nam, đồng thời phối hợp xử lý dứt điểm các vướng mắc tại một số dự án hợp tác, đẩy nhanh tiến độ triển khai các khoản viện trợ không hoàn lại của Trung Quốc dành cho Việt Nam.
Ông cũng đề xuất nghiên cứu hợp tác xây dựng một số dự án đường sắt khổ tiêu chuẩn đoạn Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Quảng Ninh, Hà Nội - Lạng Sơn.

Nghiên cứu vị trí sân bay thứ hai của Hà Nội

Đối với không gian phát triển giao thông vùng đồng bằng sông Hồng, Thường trực Chính phủ lưu ý cần nghiên cứu, mở rộng phát triển, tổ chức giao thông cho phù hợp, tạo được tính đột phá nhằm giải quyết tắc nghẽn giao thông trong khu vực, đồng thời, đẩy mạnh quy hoạch đường sắt và tàu điện ngầm tại Hà Nội, phát triển đường cao tốc Bắc-Nam đoạn đi qua vùng đồng bằng sông Hồng.
Bên cạnh định hướng kết nối đường sắt, hạ tầng giao thông từ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc của Việt Nam với Trung Quốc, Thường trực Chín phủ cũng lưu ý thêm một số vấn đề quan trọng liên quan quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.
Theo đó, Thường trực Chính phủ yêu cầu các cơ quan nghiên cứu hợp lý vị trí sân bay thứ hai – sân bay quốc tế trung chuyến lớn của vùng đồng bằng sông Hồng, dự phòng cho sân bay quốc tế Nội Bài tại khu vực phù hợp, tiết kiệm đất đai.
Chính phủ cũng đặc biệt lưu ý không gian phát triển văn hóa vùng đồng bằng sông Hồng cần nêu bật các điểm đặc trưng lớn, điểm nhấn văn hóa của vùng từ lịch sử, văn hóa lúa nước, nhà Trần…. gắn kết với việc phát huy giá trị lịch sử, văn hóa với phát triển kinh tế du lịch.
Các cơ quan cũng được đề nghị xây dựng giải pháp, cơ chế, chính sách thu hút nguồn lực đầu tư, tạo ra không gian, công trình văn hóa hấp dẫn, góp phần thúc đẩy phát triển kih tế - xã hội.
Chính phủ yêu cầu khôi phục và làm sống dậy các dòng sông, gắn kết văn hóa lưu vực các dòng sông trong khu vực, phát huy các lợi thế du lịch dọc theo các tuyến đường thủy.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm Trung tâm lập pháp Hồng Kiều - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.04.2024
Việt Nam sẽ tham khảo kinh nghiệm của Trung Quốc trong xây dựng luật pháp
Đối với không gian phát triển đô thị, thông báo của Thường trực Chính phủ cũng lưu ý, nghiên cứu rà soát bố trí phát triển không gian đô thị hợp lý, quy hoạch đô thị hướng tới không gian xanh, thông minh, hiện đại, gắn kết giao thông công cộng.

Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, hành chính của cả nước, định hướng quy hoạch di dời ra khỏi nội đô các cơ sở sản xuất, một số đơn vị sự nghiệp, các cơ sở nghiên cứu lớn… để giảm tải áp lực hạ tầng”, Thường trực Chính phủ nhấn mạnh.

Vùng đồng bằng sông Hồng được xác định là địa bàn chiến lược với hạt nhân là Hà Nội – trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa giáo dục, công nghệ hàng đầu, các cụm tăng trưởng là Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định phải có quy hoạch khu công nghệ cao, trung tâm đổi mới sáng tạo.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала