Bà Trương Mỹ Lan lĩnh án tử: Vẫn còn cơ hội được sống?

© Ảnh : Phan Thanh Vũ - TTXVNXét xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB
Xét xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.04.2024
Đăng ký
Mới đây, bà Trương Mỹ Lan đã bị tòa sơ thẩm tuyên phạt mức án tử hình, bản án chưa có hiệu lực. Bà chủ Vạn Thịnh Phát vẫn có quyền kháng cáo lên cấp phúc thẩm đề nghị xem xét lại bản án trên.
Ngoài ra, kể cả khi kháng cáo, kháng nghị mà tòa phúc thẩm vẫn tuyên tử hình, thì trong vòng 7 ngày kể từ khi bản án có hiệu lực pháp luật, bà Trương Mỹ Lan vẫn có quyền gửi đơn lên lên Chủ tịch nước xin ân giảm.
Chưa hết, trong tiến trình tố tụng tiếp theo, nếu bà Trương Mỹ Lan nộp lại ít nhất 3/4 số tiền đã bị cáo buộc tham ô thì sẽ không bị thi hành án tử hình. Khi đó, hình phạt tử hình sẽ được chuyển xuống mức chung thân theo quy định.

Có quyền kháng cáo phúc thẩm, xin ân giảm

Trong vụ Vạn Thịnh Phát, bà Trương Mỹ Lan (68 tuổi, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) là bị can duy nhất bị HĐXX tuyên phạt mức án tử hình về tội Tham ô tài sản.
Bị cáo Trương Mỹ Lan tại phiên tòa ngày 12/3 - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.04.2024
Liệu Vụ Trương Mỹ Lan có thể gây ảnh hưởng đến hình ảnh Việt Nam?
Về vấn đề này, báo Dân trí dẫn lời một luật sư thuộc Đoàn luật sư TP.HCM cho biết, theo khoản 1 Điều 40 BLHS năm 2015, tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do BLHS quy định.
Trong BLHS hiện hành, có 18 tội phạm áp dụng hình phạt tử hình. Trong số đó, nhóm tội liên quan tới tham nhũng có tội Nhận hối lộ và Tham ô tài sản có khung hình phạt cao nhất là tử hình.
Trong vụ án Vạn Thịnh Phát, TAND TP.HCM hiện mới chỉ đưa ra phán quyết cấp sơ thẩm và bản án chưa có hiệu lực pháp luật.
Theo quy định, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tòa tuyên án, bà chủ Tập đoàn Vạn Thịnh Phát vẫn có quyền kháng cáo lên TAND Cấp cao tại TP.HCM đề nghị xem xét phúc thẩm.
Ngoài ra, kể cả khi kháng cáo, kháng nghị mà phiên tòa phúc thẩm vẫn tuyên tử hình, thì trong vòng 7 ngày kể từ khi bản án có hiệu lực pháp luật, bà Trương Mỹ Lan vẫn có quyền gửi đơn lên lên Chủ tịch nước xin ân giảm.
Đại diện Viện Kiểm sát tham gia phiên tòa ngày 11/4 - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.04.2024
Trương Mỹ Lan bị tử hình, còn ai liên quan giai đoạn 2 vụ án Vạn Thịnh Phát?

Cơ hội giảm án xuống chung thân?

Bên cạnh đó, luật sư Lưu Tấn Anh Toàn (Giám đốc Công ty Luật Lưu Vũ) cũng chia sẻ một số trường hợp không áp dụng hình phạt tử hình và không thi hành án tử hình.
Theo đó, người phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2, Điều 40 BLHS hiện hành thì không bị áp dụng mức án tử hình.
Cụ thể, các trường hợp đó bao gồm người phạm tội dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi xét xử, người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử.
Ngoài ra, không thi hành án tử hình đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người đủ 75 tuổi trở lên hoặc người bị kết án tử hình về tội Tham ô tài sản, tội Nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.
Như vậy, trong tiến trình tố tụng (phúc thẩm, thi hành án) tiếp theo, nếu bà Trương Mỹ Lan nộp lại ít nhất 3/4 số tiền đã bị cáo buộc tham ô thì sẽ không bị thi hành án tử hình. Theo khoản 4, Điều 40 BLHS năm 2015, hình phạt tử hình lúc này sẽ chuyển xuống chung thân.
Xét xử vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị liên quan (ngày 11/4) - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.04.2024
Tuyên án tử hình bị cáo Trương Mỹ Lan

Tử hình bà chủ Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan

Căn cứ hồ sơ vụ án và kết quả thẩm tra tại tòa, HĐXX khẳng định có đủ cơ sở xác định bà Trương Mỹ Lan là chủ Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và nhiều công ty khác trong "hệ sinh thái" Vạn Thịnh Phát.
Mặc dù Trương Mỹ Lan không thừa nhận hành vi phạm tội, HĐXX thấy có đủ cơ sở xác định bà Lan đã nắm giữ cổ phần hơn 91,5% của Ngân hàng SCB, nắm quyền chi phối gần như tuyệt đối tại SCB.
HĐXX nhận định lời khai của bà Trương Mỹ Lan và luật sư bào chữa cho rằng bà Lan chỉ nắm 15%, còn lại là của cổ đông nước ngoài và nhờ bạn bè đứng tên là không có căn cứ, không có cơ sở chấp nhận.
Trong vụ án này, các bị cáo đã bất chấp quy định của pháp luật, thậm chí giải ngân trước, hợp thức hóa hồ sơ sau. Bị cáo Trương Mỹ Lan là người có quyền quyết định cao nhất tại SCB, đủ dấu hiệu về mặt chủ thể có chức vụ, quyền hạn của tội Tham ô tài sản.
HĐXX khẳng định, lời bào chữa cho rằng bị cáo Lan không có vai trò gì tại SCB là không có căn cứ, không được tòa chấp nhận. Từ đó, có đủ cơ sở xác định các bị cáo phạm vào các tội danh đúng như cáo trạng đã truy tố.
Hậu quả do Trương Mỹ Lan và đồng phạm gây ra là đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại đặc biệt lớn với SCB, đẩy ngân hàng này vào tình trạng mất thanh khoản, gây hoang mang cho khách hàng, người dân. Hành vi của 86 bị cáo là có tổ chức, trong đó Trương Mỹ Lan là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ đạo hành vi phạm tội.
Xét xử vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị liên quan (ngày 19/3) - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.03.2024
Bà Trương Mỹ Lan muốn khắc phục hậu quả thay chồng và cháu gái
Từ đó, toà cho rằng cần áp dụng hình phạt nghiêm khắc nhất theo Bộ luật Hình sự quy định với bị cáo Trương Mỹ Lan.
HĐXX quyết định tuyên phạt bị cáo Trương Mỹ Lan 20 năm về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; 20 năm tù về tội Đưa hối lộ; tử hình về tội Tham ô tài sản. Tổng hợp hình phạt chung mà bị cáo Trương Mỹ Lan phải chấp hành là tử hình.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала