Căn cứ Ream ở Campuchia đe doạ ai?

© AFP 2023 / Tang Chhin SothyQuân đội Campuchia tại căn cứ hải quân Ream.
Quân đội Campuchia tại căn cứ hải quân Ream. - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.04.2024
Đăng ký
Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Hoa Kỳ (CSIS) đã công khai bày tỏ sự nghi ngờ rằng Trung Quốc đã có được một căn cứ hải quân trên lãnh thổ Campuchia. Quan sát viên Piotr Tsvetov của Sputnik có bài phân tích về đề tài này.

Ở đâu ra mối nghi ngờ như vậy của người Mỹ?

Trung tâm đầu não CSIS của Hoa Kỳ với sự hỗ trợ của vệ tinh tiến hành quan sát nhiều nước, và khi quan sát lãnh thổ Campuchia, hay đúng hơn là bờ biển của nước này, đã phát hiện ra rằng chiến hạm của Hải quân Trung Quốc đã neo đậu tại bến tàu của căn cứ Ream trong hơn bốn tháng. Theo quan điểm của các chuyên gia phân tích từ CSIS, điều đó có nghĩa là các nhà quân sự Trung Quốc đang sử dụng hải cảng Campuchia làm căn cứ cho tàu chiến của họ, và rằng hẳn có một thỏa thuận mật đã được ký kết giữa chính quyền Campuchia và Trung Quốc về vấn đề này. Một số tác giả Mỹ đã gọi cơ sở Ream là căn cứ hải quân đầu tiên của CHND Trung Hoa ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Chính quyền Campuchia không phủ nhận việc tàu chiến Trung Quốc cập cảng Ream. Nhưng như trước đây giới chức Phnom Penh, Thủ tướng Hun Sen và Bộ trưởng Quốc phòng Tea Banh đã nhiều lần tuyên bố, Campuchia sẽ không cho để xảy ra chuyện thành lập căn cứ quân sự nước ngoài trên lãnh thổ của mình, còn tàu thuyền từ các nước khác đều có thể ghé Ream.
Quả thật, quyết định cởi mở này khó có thể áp dụng cho hạm đội Mỹ. Thời nào đó, Campuchia và Hoa Kỳ kết mối bạn bè quân sự và chính tại căn cứ Ream vào năm 2010 đã tổ chức những cuộc tập trận chung Mỹ-Campuchia. Tuy nhiên sau năm 2020, chính quyền Campuchia ngừng cho phép người Mỹ ra vào chủ thể này. Thế nhưng họ đã mời các chuyên gia Trung Quốc hiện đại hóa cảng, tiến hành công việc nạo vét và mở rộng bến tàu lên đến 335 m. Giờ đây, cảng thậm chí có thể tiếp nhận cả tàu sân bay.
Thủ tướng Campuchia Hun Manet và Tư lệnh Quân đội Hoàng gia Campuchia, Trung tướng Mao Sophan tại buổi lễ kỷ niệm 25 năm thành lập Quân đội Hoàng gia Campuchia - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.01.2024
Mỹ bài Trung Quốc ở căn cứ Ream: Hun Manet tuyên bố Campuchia không đi gây hấn
Người Mỹ mà cụ thể là CSIS đã theo dõi những gì đang xảy ra ở Ream suốt bốn năm qua. Năm 2022, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thậm chí còn chính thức bày tỏ «sự quan ngại» về những gì đang diễn ra ở bờ Vịnh Thái Lan. «Những diễn biến như vậy đe dọa lợi ích của Hoa Kỳ và các đối tác, đe doạ an ninh khu vực và chủ quyền của Campuchia», đại diện chính thức của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố.

Căn cứ Ream có phải là mối đe dọa đối với Việt Nam và Ấn Độ?

Ngày nay, không có gì bí mật khi quan hệ Mỹ-Trung là hiện thân của cuộc xung đột bên bờ vực chiến tranh. Và việc người Mỹ lo ngại trước bất kỳ động thái củng cố vị thế quân sự của Trung Quốc cũng là điều dễ lý giải. Mà đối với giới quân sự Trung Quốc thì căn cứ Ream có thể đóng vai trò quan trọng trong các kế hoạch toàn cầu, trước hết là trong cuộc đối đầu với Hoa Kỳ.
Một số chuyên gia cho rằng căn cứ Ream cũng là mối đe dọa với Việt Nam vì nằm gần Việt Nam (chỉ cách đảo Phú Quốc 30 km), còn khi tính đến những bài học lịch sử là các cuộc chiến gây hấn của người Hoa và người Khmer chống Việt Nam, thì điều này thậm chí không phải là sự tưởng tượng hoang dã nữa. Nhưng mặt khác, chủ thể quân sự này quan trọng đến đâu đối với học thuyết chống Việt Nam của Bắc Kinh (nếu có, điều mà tác giả Piotr Tsevtov nghi ngờ)? Căn cứ hải quân trên đảo Hải Nam hoàn toàn đảm bảo đủ khả năng hoạt động của hạm đội Trung Quốc trên vùng Biển Đông rộng lớn, đồng thời máy bay tầm xa của Hải quân Trung Quốc hoàn toàn có thể dễ dàng tiếp cận không chỉ bất kỳ điểm nào ở Việt Nam mà còn ở Malaysia và Indonesia.
Lễ đón đoàn công tác Căn cứ biển Ream, Hải quân Hoàng gia Campuchia tại quân cảng Vùng 5 Hải quân. - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.12.2023
Chỉ huy Căn cứ Ream Campuchia và Vùng 5 Hải quân VN rút kinh nghiệm tuần tra chung
Cũng có các tác giả khác cho rằng căn cứ Ream là mối đe dọa đối với Ấn Độ, một đối thủ hiện tại khác của Trung Quốc. Họ nói rằng căn cứ ở Campuchia đưa hạm đội Trung Quốc đến gần Ấn Độ Dương hơn. Nhưng nếu nhìn vào bản đồ, có thể thấy rõ rằng căn cứ này dù sao cũng không thay đổi gì đáng kể; dù sao thì tàu Trung Quốc vẫn phải đi qua eo biển Malacca để vào Ấn Độ Dương.
Người Ấn Độ không sợ hoạt tính của Trung Quốc tại căn cứ Ream. Đô đốc Arun Prakash, cựu Tham mưu trưởng Hải quân Ấn Độ nhận xét:

“Đây là phát triển sự kiện thú vị đối với Ấn Độ cũng như toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nhưng không phải là nguyên nhân đáng báo động. Tôi nói điều này bởi vì việc phát triển cảng Ream của Campuchia với sự giúp đỡ của Trung Quốc chỉ là thêm một bước nữa trong chiến lược lớn đang triển khai của Bắc Kinh nhằm đạt được “Giấc mơ Trung Hoa” hay là đạt vị thế siêu cường vào năm 2047 hoặc sớm hơn. Ở giai đoạn ban đầu, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nhận ra rằng điều kiện tiên quyết quan trọng để hiện thực hóa “Giấc mơ Trung Hoa” là biến CHND Trung Hoa thành một cường quốc hàng hải”.

Nhưng để “Giấc mơ Trung Hoa” trở thành hiện thực phải tính đến đối thủ chính là Hoa Kỳ. Vì vậy, phía Mỹ tức giận khi nhìn thấy tàu Trung Quốc tại hải cảng nơi chính Washington muốn hạm đội quân sự của mình hiện diện. Nhưng người Mỹ dường như quên rằng Campuchia là quốc gia độc lập và ban lãnh đạo nước này có mọi quyền định đoạt với đất đai của mình theo ý muốn.
Nhưng chúng ta hãy khách quan: mọi căn cứ quân sự đặt trên lãnh thổ nước ngoài đều dẫn đến vi phạm sự ổn định của khu vực đó.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала