Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina

"Đó là một cái hố không đáy". NATO đang phải đối mặt với những vấn đề gì?

NATO càng ngày càng gặp phải nhiều vấn đề khó khăn do phải viện trợ cho Ukraina. Nhiều quốc gia phương Tây từng bơm vũ khí vào Kiev đang phải đối mặt với tình trạng thiếu đạn pháo. Bài viết này của Sputnik nói về "nạn đói đạn pháo" sắp diễn ra.
Sputnik

Nguyên liệu khan hiếm

Vũ khí phương Tây ồ ạt đổ vào Ukraina trong gần 10 tháng nay. Các nước NATO đang ném vào đây ngày càng nhiều khí tài quân sự. Tuy nhiên, ở Châu Âu và Hoa Kỳ bắt đầu hoài nghi có nên tiếp tục hỗ trợ thêm hay không.
Quyết định ủng hộ Ukraina đã chơi khăm phương Tây, Brussels và Lầu Năm Góc một cách độc ác, hóa ra họ đã không lường trước được rằng các trận chiến lại phải sử dụng số lượng lớn pháo binh và xe bọc thép như vậy.
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Thủ tướng Anh Sunak yêu cầu loại bỏ khả năng của Nga bổ sung kho vũ khí
Lo ngại đặc biệt của các chính trị gia và quân đội là mức tiêu thụ đạn dược khổng lồ của phía Ukraina. Phần lớn số lượng khí tài phương Tây cung cấp cho Ukraina là pháo nòng cự ly 155 mm phổ biến nhất tại NATO. Kiev đã nhận được hàng trăm khẩu pháo kéo M777 do Mỹ sản xuất, pháo tự hành Caesar của Pháp, pháo tự hành PzH 2000 của Đức, hệ thống Archer của Thụy Điển... Tất cả các vũ khí này được sử dụng tích cực ở tiền tuyến, dẫn đến hao mòn thiết bị, đồng thời đòi hỏi nguồn cung cấp đạn pháo phải liên tục và không bị gián đoạn. Tuy nhiên, kho dự trữ của NATO không phải là vô tận.
Truyền thông Đức là một trong những người đầu tiên gióng lên hồi chuông cảnh báo. Tờ báo Die Welt tính ra rằng số lượng đạn pháo của quân đội Đức Bundeswehr chỉ đủ cho tối đa vài ngày giao tranh dữ dội. Và không thể nhanh chóng lấp đầy kho trở lại số lượng này: ngành công nghiệp quốc phòng đơn giản là không được thiết kế để sản xuất hàng loạt đạn cỡ 155 mm.
Tình hình trở nên trầm trọng hơn do thiếu nguyên liệu thô. Đức nhập khẩu xơ bông cần thiết để sản xuất đạn pháo từ Trung Quốc, nhưng vào đầu tháng 12, không rõ lý do gì, Trung Quốc đã trì hoãn việc gửi lô hàng tiếp theo. Hơn nữa, Bundeswehr thừa nhận rằng trong những tháng gần đây, thời gian cung cấp vật liệu này đã tăng gấp ba lần.
Việc thiếu kinh phí cũng cản trở việc giải quyết vấn đề. Tháng 12, bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner đã từ chối yêu cầu của bộ trưởng Quốc phòng Christina Lambrecht về việc phân bổ tiền mua đạn dược. Lý do chính thức là "các thủ tục hành chính quan liêu phức tạp".

Đẩy mạnh sản xuất

Mỹ đã bàn giao một triệu quả đạn pháo 155 mm cho Kiev. Các kho quân đội của Lầu Năm Góc giảm đi một phần đáng kể. Do đó, trong tháng 11, chỉ có 21.000 đạn pháo M777 được gửi đến Kiev, trong khi hồi mùa hè, mỗi tháng Mỹ đã chuyển giao cho Ukraina từ 75.000 đến 120.000 đạn pháo.
“Những nỗ lực của chính quyền Biden đã phơi bày hai vấn đề an ninh quốc gia nghiêm trọng: thiếu đạn dược và những khó khăn mà ngành công nghiệp quốc phòng phải đối mặt khi cần sản xuất nhanh chóng các sản phẩm quan trọng”, tờ The National Interest của Mỹ nhấn mạnh. “Thật đáng tiếc, ngành công nghiệp này đã không được đầu tư trong nhiều thập kỷ và điều đó dẫn đến tình trạng khan hiếm”.
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Tại sao cái chết của lính đánh thuê nước ngoài trở thành "trò đùa độc ác" đối với LLVT Ukraina?
Trước đó, tờ The Wall Street Journal đưa tin rằng Lực lượng Vũ trang Ukraina sẽ mua khoảng 100.000 quả đạn pháo từ Hàn Quốc. Washington hiểu rằng đây chỉ là một lựa chọn tạm thời: bản thân Seoul cũng cần đạn dược để vô hiệu hóa mối đe dọa pháo binh từ CHDCND Triều Tiên.
Hoa Kỳ đang cố gắng khẩn trương khắc phục tình hình. Lầu Năm Góc gần đây đã đặt hai đơn hàng của chính phủ về đạn 155mm. Các dây chuyền sản xuất mới sẽ mở ở các bang Texas và Ohio.
Quân đội Mỹ hứa sẽ đạt mức cung cấp 20 ngàn quả đạn mỗi tháng vào mùa xuân tới, đến năm 2025 – con số này sẽ lên tới 40 ngàn. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ điều này sẽ giúp ích bao nhiêu cho Lực lượng Vũ trang Ukraina khi họ bắn tới mười nghìn quả đạn này mỗi ngày. Trung bình, pháo binh Nga trên toàn chiến tuyến bắn đi gấp ba lần số này.
Pháo tự hành 155 mm CAESAR, do Nexter phát triển và sản xuất

Thay đổi cách tiếp cận

Các nước Pháp, Ý và Anh cũng báo cáo về tình trạng cạn kiệt thiết bị quân sự. Tuy nhiên, theo The Guardian, London sẽ sớm gửi hàng trăm nghìn quả đạn pháo tới Kiev - theo một hợp đồng trị giá 250 triệu bảng Anh.
Hệ thống tên lửa và pháo cao xạ cũng sẽ được bàn giao cho Kiev. Đồng thời, thủ tướng Rishi Sunak đã chỉ đạo các quan chức đánh giá diễn biến của cuộc xung đột tại Ukraine và vai trò sự hỗ trợ của Anh. Nói cách khác, ông ta đã ra lệnh kiểm toán tài chính các khoản tiền đầu tư vào Lực lượng Vũ trang Ukraina.
Đống vỏ đạn trong một khu vực kiên cố của lực lượng an ninh Ukraina đã bị phá hủy ở ngoại ô thành phố Debaltsevo
Ông Alexei Podberezkin, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính trị- Quânsự của Học viện ngoại giao Moskva MGIMO, cho biết:
"Xu hướng chung đang thay đổi vì nguồn cung vũ khí đắt tiền không phải là vô tận. Một quả đạn có giá hàng ngàn đô la. Mà chúng được bắn đi nhanh hơn so với tốc độ sản xuất". Chẳng hạn, một đợt cung cấp cho một tiểu đoàn pháo binh chỉ đủ cho 1-2 tuần chiến đấu. Mà chu kỳ sản xuất trung bình của chúng là khoảng một năm".
Trong điều kiện NATO khan hiếm, họ quyết định cung cấp pháo 105 mm thay cho pháo 155 mm. Những khẩu pháo hạng nhẹ này được sản xuất từ ​​những năm 1950, kém xa so với các loại súng hiện đại. Phạm vi bắn của chúng không quá 10 km. Điều này có nghĩa là các đơn vị pháo binh của Lực lượng Vũ trang Ukraina sẽ phải tiến rất gần tới đường chiến tuyến - dưới làn đạn đáp trả dày đặc.
Tất nhiên, như các nhà phân tích lưu ý, nếu ngành công nghiệp quốc phòng NATO nghiêm túc đi vào hoạt động thì sẽ không thiếu đạn dược. Nhưng điều này mất rất nhiều thời gian.
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Phương Tây không còn có thể im lặng trước những tổn thất thực sự của Lực lượng vũ trang Ukraina
Thảo luận