WP: Ả Rập Saudi đang giúp Nga trong chiến dịch đặc biệt ở Ukraina

© AP Photo / Hasan JamaliMột người đàn ông trên đường phố ở Riyadh, Ả Rập Xê Út
Một người đàn ông trên đường phố ở Riyadh, Ả Rập Xê Út - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.10.2022
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Việc Ả Rập Saudi quyết định cắt giảm sản lượng dầu như một phần của thỏa thuận OPEC+ có tác dụng giúp Nga trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraina, tờ Washington Post viết.
Tờ báo lưu ý rằng việc Riyadh và các quốc gia vùng Vịnh Ba Tư tham gia thỏa thuận này có lợi cho Moskva là phía đang mong giá năng lượng tăng cao.

“Hành động này không chỉ tạo ra rủi ro về kinh tế cho Mỹ và châu Âu, mà còn gây khó khăn cho họ trong việc thực hiện kế hoạch áp giá trần đối với dầu xuất khẩu từ Nga dự kiến sẽ có hiệu lực vào tháng 12. Tất cả những điều này chỉ tạo điều kiện giúp Nga tiếp tục chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraina”, - bài viết phân tích.

Các tác giả bài báo cho rằng quyết định của các thành viên OPEC+ cho thấy sự thiên vị của họ đối với Moskva. Đồng thời theo ý kiến của họ, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thất bại khi không thuyết phục được Thái tử Mohammed bin Salman Al Saud thống nhất việc tăng sản lượng khai thác dầu trong bối cảnh giá nhiên liệu gia tăng.
Cuộc gặp của Tổng thống Nga Vladimir Putin với Phó Thái tử Saudi Arabia Muhammad bin Salman Al Saud - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.10.2022
Màn thể hiện sinh thái của Mỹ và châu Âu khiến Putin và Mohammed bin Salman bật cười

"Thỏa thuận này là một thất bại trong chính sách đối ngoại của Tổng thống Biden và đã giáng một đòn mạnh vào Mỹ và các đồng minh trên nhiều mặt trận", - WP viết.

Trước đó các nước OPEC+ đã thống nhất cắt giảm khai thác dầu ở mức 2 triệu thùng/ngày kể từ tháng 11, lấy mức sản lượng đã thống nhất cho tháng 8 làm căn cứ. Tổ chức giải thích quyết định của mình là do những bất ổn xung quanh nền kinh tế toàn cầu và những dự báo về thị trường dầu mỏ. Bất chấp cuộc khủng hoảng năng lượng đang diễn ra ở châu Âu và giá năng lượng tăng cao ở các khu vực khác trên thế giới, động thái này đã được tất cả các nước tham gia thỏa thuận ủng hộ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала