Đằng sau sự can thiệp của NHNN và biến động nhân sự cao tầng ở Ngân hàng SCB

© Ảnh : SCBNgân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB)
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.10.2022
Đăng ký
Rất nhanh, chỉ sau 3 ngày nhậm chức Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), hôm nay, ông Vũ Anh Đức đã có ‘tâm thư’ làm an lòng khách hàng, trấn an dư luận sau những tin đồn thất thiệt tác động không nhỏ đến hình ảnh thương hiệu của SCB.
Trong đó, tân lãnh đạo SCB đã lý giải quyết định can thiệp của NHNN tại SCB khi triển khai một số biện pháp theo quy định của pháp luật, trong đó bao gồm cả việc cơ cấu lại Hội đồng quản trị (‘thay máu nhân sự’), nhằm hỗ trợ cho SCB nhanh chóng hoạt động ổn định trở lại.
Xin lỗi về những sự cố bất tiện trong giao dịch tại SCB, lãnh đạo Ngân hàng TMCP Sài Gòn cũng cam kết bảo đảm quyền lợi, lợi ích hợp pháp của khách hàng, đem đến trải nghiệm dịch vụ tốt nhất để người dân có thể an tâm.

Chủ tịch SCB Vũ Anh Đức xin lỗi khách hàng

Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) Vũ Anh Đức có ‘tâm thư’ xin lỗi khách hàng, khẳng định Hội đồng quản trị SCB cam kết đảm bảo quyền lợi, lợi ích hợp pháp của khách hàng.
Chỉ sau 3 ngày nhậm chức Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), ông Vũ Anh Đức (nguyên là Giám đốc Vietinbank chi nhánh 11 TP.HCM) đã nhanh chóng có động thái đáng chú ý, trấn an dư luận và khách hàng SCB về những biến động vừa qua bằng một bức “tâm thư”.
Theo đó, ngày 17/10, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) Vũ Anh Đức có thư xin lỗi về những sự cố bất tiện trong giao dịch, cảm ơn sự tin tưởng của các khách hàng trong thời gian qua và cam kết đảm bảo mọi quyền lợi, lợi ích hợp pháp của khách hàng tại ngân hàng TMPC Sài Gòn.
Trong ‘tâm thư’, ông Vũ Anh Đức cảm ơn khách hàng đã tin tưởng, đồng hành và sử dụng các sản phẩm dịch vụ của SCB.

“Trong những ngày qua, các tin đồn thất thiệt trên thị trường đã tác động không nhỏ đến hình ảnh thương hiệu của SCB”, - lãnh đạo Ngân hàng thừa nhận.

Tân Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) cũng cho hay, việc khối lượng giao dịch đột ngột tăng trong thời gian ngắn đã khiến chất lượng dịch vụ trong quá trình phục vụ khách hàng ít nhiều bị ảnh hưởng.

“SCB thành thật xin lỗi khách hàng cảm thấy không hài lòng, hoặc gặp phải các sự cố bất tiện trong quá trình giao dịch vừa qua”, - ông Vũ Anh Đức nêu trong thư.

Ông Đức nhấn mạnh, hiện nay, bằng mọi nguồn lực sẵn có, cùng với đó là sự hỗ trợ kịp thời từ các cơ quan, ban ngành - đặc biệt là Ngân hàng Nhà nước (NHNN), cũng như sự thấu hiểu từ khách hàng, SCB đã nhanh chóng triển khai các biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của khách hàng.

Lý giải về quyết định can thiệp kịp thời của NHNN ở SCB

Từ ngày 14/10, NHNN triển khai một số biện pháp theo quy định của pháp luật, trong đó bao gồm cả việc cơ cấu lại Hội đồng quản trị nhằm hỗ trợ cho SCB nhanh chóng hoạt động ổn định trở lại.

Các biện pháp mà NHNN đưa ra áp dụng tại SCB trong giai đoạn hiện nay là các biện pháp nghiệp vụ để tăng cường ổn định hoạt động cho SCB nói riêng và hệ thống các tổ chức tín dụng nói chung”, - ông Vũ Anh Đức lý giải.

Lãnh đạo SCB cho rằng, sự tham gia của NHNN cùng sự phối hợp của các bộ, ngành liên quan sẽ được thực hiện đồng bộ để mang đến các giải pháp hiệu quả, giúp ngân hàng tiếp tục hoạt động an toàn, lành mạnh.
Trong đó, về mặt nhân sự, NHNN cũng đã giúp SCB bổ sung và hoàn thiện bộ máy lãnh đạo với đội ngũ cán bộ nhiều kinh nghiệm, năng lực cao từ các ngân hàng thương mại nhà nước và sẽ trực tiếp tham gia vào quá trình quản trị, điều hành tại SCB trong thời gian tới.
Fake news - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.10.2022
Thêm 1 phóng viên và 1 giảng viên 'dính án' vì loan tin giả về SCB

SCB cam kết đảm bảo mọi quyền lợi và lợi ích hợp pháp của khách hàng

Trong tâm thư ngày 17/10, lãnh đạo Ngân hàng TMCP Sài Gòn cũng nêu rõ, mọi quyền lợi và lợi ích hợp pháp của khách hàng đều sẽ được đảm bảo.

“Chúng tôi biết, những ngày qua khách hàng đã không hài lòng với việc trải nghiệm dịch vụ của SCB. Thế nhưng, sau tất cả, SCB vẫn nhận được rất nhiều sự tin tưởng, cảm thông từ phía khách hàng”, - ông Đức nói.

Theo tân Chủ tịch SCB, đây là những tình cảm trân quý và là nguồn động lực to lớn để SCB nhanh chóng hoạt động ổn định trở lại và phát triển bền vững trong tương lai.
Ông Vũ Anh Đức nhấn mạnh, trong giai đoạn mới, SCB sẽ tiếp tục giữ vững định hướng "Khách hàng là trọng tâm", cam kết luôn đảm bảo mọi quyền lợi và lợi ích hợp pháp của khách hàng tại SCB.
Bằng sự thấu hiểu và tận tâm, đội ngũ cán bộ nhân viên SCB sẽ tiếp tục mang tới những sản phẩm đa dạng, cùng với trải nghiệm dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, để khách luôn an tâm và đồng hành cùng SCB.

“Một lần nữa, SCB xin gửi lời cảm ơn chân thành và mong muốn sẽ tiếp tục nhận được sự yêu mến, tin tưởng và chia sẻ của quý khách hàng trong thời gian tới”, - ông Vũ Anh Đức bày tỏ trong bức ‘tâm thư’.

Biến động nhân sự cấp cao ở SCB và nỗ lực từ NHNN

Như Sputnik đã đưa tin, cuối tuần qua, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) đã công bố việc bổ nhiệm ông Vũ Anh Đức làm Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) của SCB kể từ ngày 14/10/2022, theo quyết định về công tác nhân sự của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam.
Tân Chủ tịch HĐQT SCB Vũ Anh Đức sinh năm 1977, có nhiều năm kinh nghiệm làm việc và công tác tại các đơn vị, chi nhánh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) - một trong 4 ngân hàng quốc doanh hàng đầu của đất nước.
Tại VietinBank, ông Vũ Anh Đức từng kinh qua nhiều vị trí như Phó phòng đầu tư, Trưởng phòng thị trường vốn, Ủy viên HĐQT CTCP Chứng khoán VietinBank, Giám đốc VietinBank chi nhánh Quang Trung, Giám đốc Vietinbank chi nhánh 11 TP.HCM.
Cùng với ghế Chủ tịch HĐQT, ông Vũ Anh Đức cũng được giao làm người đại diện theo pháp luật của SCB kể từ ngày 14/10, thay cho ông Bùi Anh Dũng – nguyên Chủ tịch HĐQT SCB vừa bị thay thế.
Đáng chú ý, cuộc ‘thay máu’ tại Ngân hàng TMCP SCB gây chú ý khi cùng với việc thay thế ông Bùi Anh Dũng bằng ông Vũ Anh Đức, NHNN cũng bổ nhiệm 4 nhân sự khác từ các ngân hàng có vốn nhà nước (Vietcombank, BIDV, VietinBank, Agribank) tham gia quản trị SCB.
Các nhân sự này gồm ông Phạm Quang Tiến, ông Võ Văn Bửu, ông Trang Nhân Hậu và ông Lý Thành Phương.
Trước khi thay, điều chỉnh nhân sự ở SCB, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã quyết định đưa SCB vào diện kiểm soát đặc biệt để ổn định hoạt động của ngân hàng này.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.10.2022
Ông Nguyễn Xuân Phúc: Vụ Vạn Thịnh Phát và SCB có một số người kích động

“Đây là biện pháp nghiệp vụ nhằm kiểm soát chặt chẽ, hạn chế tác động tiêu cực đến ngân hàng chỉ định và hệ thống các tổ chức tín dụng”, - Ngân hàng Nhà nước cho biết.

Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẳng định sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện đồng bộ các giải pháp cần thiết để SCB hoạt động an toàn, lành mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала