Hà Nội không bao giờ cho phép Hoa Kỳ lợi dụng Việt Nam để chống Trung Quốc

© Lê Trí Dũng -TTXVNLễ trao Huân chương Hữu nghị của Trung Quốc tặng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Lễ trao Huân chương Hữu nghị của Trung Quốc tặng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.11.2022
Đăng ký
Trung Quốc mong muốn tăng cường quan hệ đối tác với Việt Nam trong bối cảnh chống lại sự can thiệp của phương Tây vào công việc nội bộ của các nước. Còn Hà Nội sẽ không bao giờ cho phép Hoa Kỳ lợi dụng Việt Nam để chống Trung Quốc.
Trung Quốc coi Việt Nam là đối tác hợp tác tin cậy trong lĩnh vực an ninh và cũng là nước ủng hộ chủ trương kiềm chế các nỗ lực từ bên ngoài nhằm cản trở sự tiến bộ và phát triển của nhau. Điều này đã thể hiện qua cuộc hội đàm tại Bắc Kinh giữa ông Tập Cận Bình Tổng Bí thư BCH TƯ đảng Cộng sản Trung Quốc và ông Nguyễn Phú Trọng Tổng Bí thư BCH TƯ đảng Cộng sản Việt Nam. Cụ thể, nhà lãnh đạo Trung Quốc lưu ý rằng các bên cần duy trì tiếp xúc cấp cao và đối thoại chiến lược theo tuyến quân sự, mở rộng thành tựu hợp tác về thực thi pháp luật và đảm bảo an ninh, đồng thời duy trì đúng mức giao lưu an ninh chính trị và ổn định xã hội của nhau.
Ông Tập Cận Bình cũng nhấn mạnh rằng đảng Cộng sản Trung Quốc và đảng Cộng sản Việt Nam không cho phép bất kỳ ai can thiệp vào tiến trình đi lên bền vững của Trung Quốc và Việt Nam, không cho phép bất kỳ thế lực nào làm lung lay nền tảng thể chế phát triển của hai quốc gia XHCN.
Ông Nguyễn Phú Trọng làm rõ rằng Trung Quốc hoàn toàn có quyền trông cậy vào sự hỗ trợ và hiệp lực với Việt Nam trong những vấn đề nhạy cảm của an ninh khu vực. Cụ thể, nhà lãnh đạo Việt Nam đoan chắc rằng Việt Nam sẽ duy trì hòa bình, giữ yên trên biên giới đất liền, hòa bình và ổn định trên biển, không để những vướng mắc trên biển ảnh hưởng đến đà phát triển chung của quan hệ song phương.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đảm bảo rằng Việt Nam sẽ không phát triển bất kỳ quan hệ chính thức nào với Đài Loan, không cho phép bất kỳ nước nào lập căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình, không tham gia bất kỳ liên minh quân sự, không sử dụng vũ lực chống lại bất kỳ quốc gia khác, và không hợp tác với nước này để chống lại nước khác.

Việt Nam tái khẳng định lập trường về những vấn đề nhạy cảm

Tái khẳng định lập trường của Việt Nam về những vấn đề nhạy cảm và then chốt đối với an ninh khu vực là một trong những kết quả quan trọng của hội đàm cao cấp tại Bắc Kinh. Đó là nhận xét do ông Dmitry Mosyakov Giám đốc Trung tâm Đông Nam Á, Australia và Châu Đại Dương của Viện Nghiên cứu Phương Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga nêu ra trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.

“Ở Đông Nam Á, xét về sức mạnh, về đà phát triển kinh tế, không có nước nào khác ngoại trừ Việt Nam, quốc gia giáp giới với Trung Quốc, đủ khả năng tác động đến nước láng giềng lớn này. Hoa Kỳ cũng xuất phát từ đặc điểm đó, thấy Việt Nam là công cụ gây áp lực với Trung Quốc. Đối với Washington, sẽ là lý tưởng nếu như sắp xếp được cuộc đụng độ giữa Việt Nam và Trung Quốc ở Biển Đông, đề nghị Việt Nam cho phép tàu chiến Mỹ ra vào và đóng căn cứ ở cảng Cam Ranh, bằng cách nào đó thu hút hoặc gắn kết Việt Nam vào khối quân sự mà họ đang hình thành trong khu vực. Hoặc vào AUKUS hoặc với Quad. Vì vậy, việc Tổng Bí thư BCH TƯ đảng Cộng sản Việt Nam thể hiện lập trường của Việt Nam là vô cùng quan trọng.

Những tàu Nhật ở Cam Ranh  - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.04.2019
Về tin đồn Việt Nam cho Trung Quốc thuê Quân cảng Cam Ranh

Việt Nam sẽ không có lập trường nước đôi kiểu cùng lúc ngồi trên hai ghế. Hà Nội nói rõ - không có căn cứ, không khối liên minh quân sự và không liên kết với họ, về vấn đề Đài Loan thì hoàn toàn chia sẻ quan điểm của Bắc Kinh. Nhưng đồng thời, Việt Nam tuyệt đối giữ vững lập trường của mình về vấn đề Biển Đông - Việt Nam đã tuyên bố rằng sẽ không sử dụng vũ lực quân sự để giải quyết vấn đề này. Đây là chuyến thăm cực kỳ quan trọng và hiệu quả, Việt Nam đã phát tín hiệu hoàn toàn rõ ràng cho Hoa Kỳ hiểu rằng dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào Hà Nội cũng sẽ không hành động như nước đối địch của Trung Quốc», - chuyên gia Dmitry Mosyakov lưu ý.

An ninh khu vực

Trong thời gian chuyến công du châu Á sắp tới của Tổng thống Hoa Kỳ, nhiều khả năng ông Joe Biden sẽ tiếp xúc với các nhà lãnh đạo Việt Nam. Và trong tương quan này, điều rất quan trọng là trước cuộc hội đàm có thể với phía Mỹ, ông Nguyễn Phú Trọng đã có dịp bày tỏ cho Bắc Kinh biết rõ về lập trường của Việt Nam trong những vấn đề chính của an ninh khu vực, - chuyên gia Dmitry Mosyakov nêu ý kiến.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Tập Cận Bình. - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.10.2022
Biển Đông
Vì sao Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên đến Trung Quốc sau Đại hội Đảng?
Theo quan điểm của chuyên gia Nga, đây là thành công lớn, trước hết là đối với Trung Quốc và cả Việt Nam, cho ông Biden thấy rằng dù thế nào Việt Nam cũng không sửa soạn theo gương Ukraina.
“Những gì người Mỹ đã làm với Ukraina là một ví dụ sống động đối với Việt Nam và thậm chí cho cả giới thân Mỹ có ảnh hưởng nhất ở Việt Nam. Mà ngay cả họ cũng có thể hiểu được là sẽ nguy hiểm đến chừng nào khi thuận theo phục tùng Mỹ, vốn luôn cố gắng sử dụng nước này dưới dạng một đồng minh uỷ quyền làm công cụ chống lại đối thủ cụ thể đã xác định và làm phương tiện thực thi chính sách của mình.
Việt Nam sẽ không chấp nhận điều đó, cuộc hội đàm ở Bắc Kinh đã cho thấy rõ như vậy. Việt Nam trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không sửa soạn biến thành công cụ để người Mỹ sử dụng chống lại Trung Quốc. Dù cho ông Biden mang đề xuất gì chăng nữa đến cuộc gặp với các nhà lãnh đạo Việt Nam, lập trường hoàn toàn rõ ràng của Việt Nam vẫn là không có khối quân sự chống Trung Quốc, không có căn cứ quân sự của Mỹ, ủng hộ Trung Quốc trong vấn đề Đài Loan và giữ lập trường đặc biệt về Biển Đông. Đối với Trung Quốc, đây là điều hết sức quan trọng», - chuyên gia Nga nhận xét.
Nhà nghiên cứu Dmitry Mosyakov xác nhận rằng kết quả hội đàm cao cấp ở Bắc Kinh một lần nữa cho thấy rằng trước khi có cuộc tiếp xúc với Biden, Việt Nam đã vạch rõ những «lằn ranh đỏ» sẽ không vượt qua trong bất kỳ trường hợp nào.
© Lê Trí Dũng-T TXVNTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự Tiệc trà cùng Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự Tiệc trà cùng Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.11.2022
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự Tiệc trà cùng Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Những rủi ro thách thức đối với đà phát triển của Trung Quốc và Việt Nam

Tại cuộc hội kiến ở Bắc Kinh, ông Tập Cận Bình lưu ý rằng đà phát triển của Trung Quốc và Việt Nam đang phải đối mặt với những rủi ro và thách thức nghiêm trọng. Trả lời phỏng vấn của Sputnik, chuyên gia Cát Hồng Lượng từ Đại học Quốc gia Quảng Đông, đã định tính các cuộc khủng hoảng năng lượng và lương thực là thuộc số những rủi ro và thách thức như vậy.

«Xung đột Nga-Ukraina càng làm nổi rõ sự đối đầu trong dư luận và chính trị quốc tế, bao gồm chủ nghĩa bảo hộ, “xây tường và công sự”, «phân chia và phá vỡ mắt xích». Ngoài vấn đề địa chính trị giữa các cường quốc, cộng đồng quốc tế bao gồm các nước đang phát triển phải đối mặt với vô số thách thức.

Cụ thể, đó là khủng hoảng năng lượng, khủng hoảng lương thực. Những vấn đề này là mối quan ngại sâu sắc của các nước khu vực Đông Nam Á như Việt Nam», - chuyên gia Trung Quốc nhận xét.

Trung Quốc và Việt Nam - những đất nước XHCN

Thành tựu của Trung Quốc và Việt Nam trong công cuộc xây dựng và hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa là nguồn cảm hứng cho nhau, - chuyên gia Cát Hồng Lượng tin chắc.

«Trung Quốc và Việt Nam là hai nước XHCN do đảng Cộng sản cầm quyền. Hai đảng và Nhà nước tương tác với nhau một cách tốt đẹp, đóng vai trò dẫn dắt trong sự phát triển mối quan hệ liên quốc gia, có vị trí truyền thống trong quan hệ Trung-Việt.

Ngoài ra, cả hai nước đang phải đương đầu với hàng loạt vấn đề đối nội và đối ngoại, và trong điều kiện đó, các bên đang tăng cường liên hệ về vấn đề quản lý công, có ý nghĩa to lớn để trao đổi kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Đồng thời, những kinh nghiệm phong phú mà Trung Quốc tích luỹ được trên hành trình hiện đại hóa qua nhiều năm cải tổ và mở cửa xứng đáng là nguồn cảm hứng tuyệt vời dành cho Việt Nam», - chuyên gia Trung Quốc đánh giá.

© Nguyễn Văn Điệp- TTXVNTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Trung Quốc
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.11.2022
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Trung Quốc
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã là nhà lãnh đạo cao cấp nước ngoài đầu tiên đến thăm Bắc Kinh kể từ khi kết thúc Đại hội 20 của đảng Cộng sản Trung Quốc. Đối với nhà lãnh đạo đảng Việt Nam, chuyến thăm Trung Quốc là chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ sau khi hoàn thành Đại hội 13 của đảng Cộng sản Việt Nam. Thời gian lựa chọn để tiến hành hội nghị thượng đỉnh phản ánh tầm quan trọng mà Bắc Kinh và Hà Nội dành cho quan hệ song phương trong đường lối ngoại giao của hai nước.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала