Bất ngờ vị trí của Việt Nam trong danh sách nhập khẩu chip của Mỹ

© Sputnik / Alexandr Kryazhev / Chuyển đến kho ảnhLắp ráp chip.
Lắp ráp chip. - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.04.2023
Đăng ký
Bốn quốc gia châu Á gồm Việt Nam, Đài Loan, Malaysia, Thái Lan dẫn đầu danh sách nhập khẩu chip của Mỹ trong bối cảnh chính quyền Biden nỗ lực đa dạng hóa thị trường cung ứng chip để tránh sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ và Campuchia đang nổi lên trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn toàn cầu.

Vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng chip của Mỹ

Các quốc gia này được Bloomberg miêu tả như các bên đã sớm giành chiến thắng năm nay khi sản xuất chất bán dẫn bắt đầu được hàng loạt ông lớn công nghệ thế giới di dời khỏi 2 cái nôi cung ứng chip truyền thống như Đài Loan và Trung Quốc.

“Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ và Campuchia là những quốc gia đầy tiềm năng để trở thành các trung tâm sản xuất chip mới trong tương lai”, - Bloomberg khẳng định.

Dẫn chứng thống kê nhập khẩu chip của Mỹ trong tháng 2 đã tăng 17,3% lên mức 4,86 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2022, Bloomberg chỉ rõ, trong số này, các nước châu Á chiếm 83% - theo dữ liệu của Cục Thống kê Mỹ.
Vào tháng 2, số lượng chip Ấn Độ giao cho Mỹ đã tăng 34 lần lên 151,8 triệu USD, trong khi Campuchia ghi nhận mức tăng khổng lồ 697,9%, đạt 166,3 triệu USD (chỉ kém Nhật Bản một chút). Đây là kỷ lục chưa từng có.
Cả Việt Nam và Thái Lan đều có thị trường sản xuất chip lớn hơn nhiều. Kim ngạch thương mại với Mỹ trong lĩnh vực này đã tăng lần lượt là 74,9% và 62,3%.
Logo của công ty Hà Lan ASML - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.03.2023
Việt Nam thu hút sự chú ý từ đối tác của hãng thiết bị chip số 1 thế giới ASML
Trong tháng 2, Việt Nam cung cấp 11,6% lượng chip nhập khẩu vào Mỹ. Tính chung trong 7 tháng, Việt Nam cung cấp hơn 10% số chip nhập khẩu sang Mỹ.
Trong khi đó, Malaysia, vốn có truyền thống về đóng gói chip, vẫn là nước châu Á xuất khẩu nhiều chip vào Mỹ nhất, nhưng thị phần đã giảm xuống 20% trong tháng 2.
Đài Loan đã tăng các chuyến hàng giao chip đến Mỹ lên 4,3% trong tháng 2 so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 15,1% kim ngạch nhập khẩu chip của Mỹ trong tháng 2.
Một số quan chức Mỹ lo ngại việc nước này phụ thuộc quá nhiều vào các nhà cung cấp bên ngoài, chẳng hạn như Đài Loan và Hàn Quốc, để sản xuất những con chip tiên tiến nhất.
Phát biểu tại Diễn đàn An ninh Aspen hàng năm ở bang Colorado vào tháng 7, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo tuyên bố:
“Sự phụ thuộc của chúng ta vào chip Đài Loan là không thể kiểm soát được và không an toàn”.
Chip là một linh kiện quan trọng có trong mọi thứ, từ máy tính, smartphone đến thiết bị gia dụng. Mối quan hệ xấu đi giữa Mỹ và Trung Quốc đã buộc mỗi quốc gia phải suy nghĩ lại về chiến lược cung cấp của mình về vấn đề chip.
Intel - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.02.2023
Động thái của Intel tiết lộ vị thế của Việt Nam trong chuỗi sản xuất chip toàn cầu
Trong bối cảnh đó, Mỹ đang nỗ lực đa dạng hóa chuỗi cung ứng điện tử của mình, có thể thấy qua việc Apple chuyển dần sản xuất iPhone ra khỏi Trung Quốc sang Ấn Độ.

Ấn Độ ngày càng quan trọng với Apple

Năm 2022, số lượng và giá trị của các chiếc iPhone được sản xuất tại Ấn Độ đã tăng lên đáng kể, khi Apple chuyển một số hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc để đa dạng hóa chuỗi cung ứng của mình.
Theo báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường Counterpoint, số lượng iPhone sản xuất tại Ấn Độ đã tăng 65% so với cùng kỳ năm 2021 và giá trị cũng tăng đến 162%.
Theo Counterpoint, năm 2022, Apple chiếm 25% giá trị trong tổng số lô hàng smartphone được giao của Ấn Độ, tăng lên gấp đôi so với năm 2021 (12%).
Trung Quốc sản xuất tới 85% iPhone trên toàn cầu, nhưng có nguy cơ mất vị thế thống trị khi Apple thực hiện các bước để chuyển nhiều chuỗi cung ứng sản xuất ra bên ngoài đất nước này.
Apple là một trong những thương hiệu công nghệ toàn cầu đang tìm cách giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc để sản xuất trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị Trung - Mỹ gia tăng, cũng như sau sự gián đoạn sản xuất nghiêm trọng ở nước này trong suốt 3 năm qua vì chính sách Zero Covid.
Người đàn ông châu Á cầm một con chip điện tử - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.01.2023
Liệu Việt Nam có thể trở thành “cứ điểm” sản xuất chip toàn cầu?
Năm 2020, chính quyền Thủ tướng Narendra Modi đã xây dựng kế hoạch trị giá 6,65 tỷ USD nhằm khuyến khích các nhà sản xuất smartphone toàn cầu chuyển hoạt động sản xuất của họ sang Ấn Độ.
Trong một diễn biến khác, SCMP dẫn một nguồn thạo tin trực tiếp về vấn đề này cho biết Foxconn sẽ đầu tư hơn 200 triệu USD vào nhà máy sản xuất AirPods mới ở bang Telangana, miền nam Ấn Độ.
Niềm tin của Ấn Độ trong việc thu hút thêm các nhà sản xuất điện tử đến nước này phản ánh thiệt hại cho danh tiếng Trung Quốc sau những rắc rối gần đây trong nhà máy iPhone lớn nhất thế giới do Foxconn điều hành ở thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam.
Hoạt động sản xuất tại nhà máy này từng bị gián đoạn nghiêm trọng do các cuộc biểu tình đòi lương thưởng của công nhân trở thành bạo lực và việc hàng chục ngàn nhân viên rời đi trong bối cảnh bùng phát dịch bắt đầu vào tháng 10/2022.
Theo Counterpoint, tổng giá trị lô smartphone sản xuất tại Ấn Độ vào năm 2022 đã tăng 34% so với 2021.
“Nhìn chung, năm 2022 là một năm tốt đẹp về sản xuất và nội địa hóa ở Ấn Độ. Xuất khẩu ngày càng tăng từ Apple, Samsung và các nhà sản xuất thiết bị gốc khác đã thúc đẩy việc giao smartphone được sản xuất trong nước vào năm 2022 và phần nào bù đắp tác động của sự suy giảm nhu cầu tại địa phương”, - Tarun Pathak, Giám đốc nghiên cứu Counterpoint viết.
Công nghệ điện tử nano - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.12.2022
Việt Nam hưởng lợi khi Mỹ trừng phạt ngành chip bán dẫn Trung Quốc?
Theo Counterpoint, dù tăng giá trị nhưng số lượng smartphone sản xuất tại Ấn Độ được giao đã giảm 3% trong năm 2022.
“Đây là kết quả của sự suy giảm nhu cầu tiêu dùng do những biến động kinh tế toàn cầu, đặc biệt là trong nửa cuối năm 2022”, - Counterpoint cho biết.

Việt Nam xây dựng chương trình sản xuất chip điện tử

Việt Nam được đánh giá là cơ hội trở thành trung tâm sản xuất chip của thế giới nếu tận dụng tốt yếu tố thuận lợi, có chiến lược phù hợp, chính sách khuyến khích, ưu đãi lớn cho lĩnh vực bán dẫn.
Mới đây, tại hội nghị trực tuyến với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ chiều 3/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia, đồng thời xây dựng chương trình về sản xuất chip.
Các tỉnh, thành nghiên cứu xây dựng trung tâm đổi mới sáng tạo tại địa phương và thúc đẩy lĩnh vực này.
Sản xuất chip - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.11.2022
Chip “made in Vietnam”: Cơ hội để Việt Nam thành trung tâm công nghiệp bán dẫn thế giới
Nhà lãnh đạo Việt Nam cũng đề nghị Samsung khẩn trương chuẩn bị điều kiện cần thiết để sớm sản xuất thử các sản phẩm lưới bóng chip bán dẫn, phấn đấu đặt mục tiêu sản xuất đại trà từ tháng 7/2023 tại nhà máy Samsung Thái Nguyên.
Phát biểu tại lễ khánh thành Trung tâm R&D của Samsung ở Hà Nội, Thủ tướng Việt Nam cho biết, chính quyền đã đề cập đến vấn đề sản xuất chất bán dẫn nhiều lần với lãnh đạo tập đoàn Samsung.
“Mong Samsung sau khi có trung tâm R&D sẽ sớm tiến hành sản xuất chip tại Việt Nam”, - Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала