Việt Nam không ủng hộ cấm vận và việc cô lập Nga

© Sputnik / Alexey Maishev  / Chuyển đến kho ảnhThủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.04.2023
Đăng ký
Thời điểm Phó Thủ tướng Liên bang Nga thăm Việt Nam và đồng chủ trì Kỳ họp thứ 24 Ủy ban liên chính phủ Việt Nam - Nga về hợp tác chính là cơ hội để Việt Nam một lần nữa khẳng định lập trường chống chủ nghĩa đơn phương và sự áp đặt; đồng thời cũng tái khẳng định quan điểm nhất quán thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ.
Tuần trước, ngày 6/4, trong cuộc gặp với Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko nhân dịp quan chức Nga này có chuyến thăm làm việc Việt Nam và đồng chủ trì Khóa họp lần thứ 24 Ủy ban liên Chính phủ Việt-Nga về hợp tác kinh tế - thương mại và khoa học - kỹ thuật, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đã nói:

"Chúng tôi không ủng hộ cấm vận, không ủng hộ cô lập Nga. Chúng tôi là thành viên có trách nhiệm trong hợp tác quốc tế. Chúng tôi không chọn phe, chúng tôi chọn công lý".

Phát biểu của ông Phạm Minh Chính đã được các chuyên gia Việt Nam học Nga đánh giá rất cao, được nhiều tài khoản mạng xã hội trích dẫn. Theo đánh giá chung, đây là phát biểu thể hiện quan điểm của Việt Nam rõ nét và thẳng nhất từ trước tới nay.
Nguyên Giám đốc Trung tâm Thông tin và Khoa giáo, Học viện Chính trị Công an Nhân dân (Bộ Công An), nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm đã có một số bình luận về phát biểu nói trên của ông Phạm Minh Chính.

Việt Nam một lần nữa khẳng định lập trường của mình

Sputnik: Đây là lần đầu tiên một quan chức cao cấp của Việt Nam phát biểu rõ ràng và thẳng thắn như vậy về lập trường của Việt Nam liên quan tới việc cấm vận Nga và cô lập Nga. Giới chuyên gia Nga đánh giá rất cao phát biểu này. Theo ông thì vì sao chính vào thời điểm này Việt Nam đã có thể thể hiện lập trường của mình như vậy?
Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm:
Phát biểu của Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính trong buổi tiếp ông Dmitry Chernyshenko ngày 6/4/2023 nhân chuyến thăm của Phó thủ tướng Nga tới Việt Nam để đồng chủ trì Khóa họp lần thứ 24 Ủy ban liên Chính phủ Việt-Nga về hợp tác kinh tế - thương mại và khoa học - kỹ thuật là sự tái khẳng định và nhấn mạnh lập trường trước sau như một của Việt Nam trong quan hệ với Liên bang Nga. Ngay từ năm 2014, khi Cộng hòa tự trị Crưm tự nguyện gia nhập Liên bang Nga, Việt Nam đã phản đối các nước phương Tây áp dụng các lệnh cấm vận và trừng phạt chống lại Nga.
Trong chuyến thăm làm việc tại Mỹ và dự Hội nghị Mỹ - ASEAN hồi tháng 5/2022, khi phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington, một trong những cơ quan nghiên cứu hàng đầu của Mỹ về chiến lược, chính sách đối ngoại và các vấn đề quốc tế, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khẳng định:
“Việt Nam không chọn bên mà chọn chính nghĩa, sự công bằng, công lý và lẽ phải trên cơ sở các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên Hợp Quốc, bình đẳng, tất cả cùng có lợi, cùng thắng”.
Trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội tại phiên họp ngày 5/11/2022. Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh rằng đường lối đối ngoại của Việt Nam là không chọn bên, mà chọn công lý và lẽ phải. Vì vậy, Việt Nam thể hiện thái độ theo tinh thần này trong các vấn đề liên quan quốc tế vì hòa bình, hợp tác, phát triển khu vực, trên thế giới phù hợp với đường lối, quan điểm đối ngoại của Việt Nam.
Bằng hành động thực tế, tại nhiều phiên họp Đại hội đồng Liên Hợp quốc, Việt Nam bỏ phiếu chống lại một số nghị quyết chống Nga. Đối với một số nghị quyết khác lên án Nga hoặc đòi Nga rút quân, Việt Nam bỏ phiếu trắng. Phát biểu tại Phiên họp khẩn cấp lần thứ 11 về tình hình Ukraina để xem xét dự thảo Nghị quyết về việc đình chỉ tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc của Nga, Đại sứ, trưởng phái đoàn Đặng Hoàng Giang thay mặt yêu cầu các quốc gia thành viên phải “nghe bằng cả hai tai” trước khi đi đến nghị quyết loại Nga ra khỏi Hội đồng Nhân quyền chứ không chỉ tiếp nhận thông tin từ một phía Ukraina.
Phó Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga D. Chernyshenko thăm Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.04.2023
Việt Nam chọn con đường riêng của mình
Thời điểm Phó Thủ tướng Liên bang Nga thăm Việt Nam và đồng chủ trì Kỳ họp thứ 24 của Ủy ban liên chính phủ Việt Nam - Nga về hợp tác kinh tế - thương mại và khoa học - kỹ thuật chính là cơ hội để Việt Nam một lần nữa khẳng định lập trường chống chủ nghĩa đơn phương và sự áp đặt; đồng thời cũng tái khẳng định quan điểm nhất quán thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, không chọn bên mà chọn công lý và lẽ phải.

Trong thời gian một năm qua, Việt Nam ngày càng truyền bá rộng rãi hơn quan điểm của mình về vấn đề Ukraina

Sputnik: Theo ông thì sau phát biểu này chúng ta có thể thấy lập trường của Việt Nam trong vấn đề Ukraina rõ ràng hơn hay không?
Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm:
Mỹ và phương Tây đã gặp phải sự phản đối ngày càng tăng của nhiều quốc gia trên thế giới khi tiếp tục viện trợ quân sự cho Ukraina để cố kéo dài cuộc chiến; đồng thời, Washington và Kiev đã thông đồng với nhau khước từ nhiều cơ hội đàm phán hòa bình để chấm dứt cuộc chiến.
Thực ra thì quan điểm của Việt Nam về cuộc chiến ở Ukraina là rất rõ ràng rằng xung đột giữa Nga và Ukraina chỉ có thể giải quyết bằng đối thoại và đàm phán hòa bình, Các nhà lãnh đạo Việt Nam và người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần khẳng định quan điểm xuyên suốt này ngay từ khi cuộc chiến mới nổ ra.
Chỉ có điều rằng trong thời gian một năm qua, Việt Nam ngày càng truyền bá rộng rãi hơn quan điểm này. Còn một số phương tiện truyền thông và giới báo chí Việt Nam thì sau một thời gian “trải nghiệm thực tế”, họ đã thoát khỏi “cuộc chiến một phía” về thông tin của Mỹ và phương Tây đối với vấn đề Ukraina, đã dần dần lấy lại được những góc nhìn khách quan để phản ánh đầy đủ hơn quan điểm chính thống của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Những người lính Ukraina trong vị trí của họ trên tiền tuyến gần Soledar, Ukraina - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.03.2023
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
"Giống như ở Việt Nam". Tại Mỹ kể cuộc xung đột Ukraina sẽ kết thúc ra sao
Và khi quan điểm của Việt Nam đối với cuộc xung đột ở Ukraina là luôn luôn rõ ràng ngay từ đầu thì tùy theo điều kiện và tình hình cụ thể, không gian cụ thể, thời điểm cụ cụ thể, quan điểm đó có thể được bày tỏ bằng cách này hay cách khác mà vẫn luôn luôn nhất quán.
Sputnik: Xin chân thành cảm ơn ông!
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала