Dân tập trung đông tại Công an TP.HCM tố cáo SCB và bảo hiểm Manulife

© Ảnh : T.MHàng chục khách hàng đến Cơ quan CSĐT nộp hồ sơ tố cáo gửi tiền tiết kiệm Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) nhưng được “hô biến” sang Công ty Bảo hiểm Manulife Việt Nam.
Hàng chục khách hàng đến Cơ quan CSĐT nộp hồ sơ tố cáo gửi tiền tiết kiệm Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) nhưng được “hô biến” sang Công ty Bảo hiểm Manulife Việt Nam. 
 - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.04.2023
Đăng ký
Rất đông người dân, là khách hàng đã mua gói bảo hiểm nhân thọ Tâm an đầu tư của Manulife được phân phối qua Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).
Hơn 100 đơn, thư tố cáo SCB bắt tay Manulife lừa đảo, ‘hô biến’ tiền gửi thành hợp đồng mua bảo hiểm Tâm an đầu tư của Manulife tiếp tục được Công an TP.HCM tiếp nhận.

Dân xếp hàng tại Công an TP.HCM tố cáo SCB và bảo hiểm Manulife

Sáng ngày 20/4, có thêm khoảng 100 đơn tố cáo liên quan đến hợp đồng bảo hiểm nhân thọ Manulife phân phối qua Ngân hàng SCB được gửi đến cơ quan Công an TP.HCM.
Theo đó, sau khi Văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM tiếp nhận 34 bộ hồ sơ tố cáo Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) liên kết với Công ty bảo hiểm Manulife Việt Nam tư vấn đầu tư gói bảo hiểm Tâm an đầu tư, đến sáng nay nhiều khách hàng khác đã tập trung để cùng tiếp tục nộp đơn tố cáo lên cơ quan công an.
Đến tận trưa, nngười dân vẫn xếp hàng tập trung trước Văn phòng cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM (quận 1) tại để chờ nộp hồ sơ tố cáo.
Đại diện nhóm tố cáo, chị Phạm Lại Thiên Kim (ngụ quận 10) cho biết, đây là hơn 100 đơn từng nộp ngày 6/4 bên Phòng cảnh sát kinh tế Công an TP.HCM bị từ chối.
“Vì hôm qua nhóm 34 người đã nộp thành công rồi nên chúng tôi hy vọng đơn nhóm sẽ được tiếp nhận”, - chị Liên nói với báo chí.
Manulife Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.04.2023
Bảo hiểm Tâm an đầu tư của SCB và Manulife bị tố lừa đảo, Manulife có động thái mới
Phần lớn người dân nộp đơn tố cáo ngân hàng SCB và bảo hiểm Manulife đều chịu chung tình cảnh gửi tiết kiệm tại ngân hàng và bị nhân viên ngân hàng tư vấn mập mờ mua gói bảo hiểm bảo vệ sức khỏe có lãi giống như gửi tiết kiệm.
Đặc biệt, có rất nhiều khách hàng là người cao tuổi không được tư vấn trung thực, đầy đủ từ đầu và trình độ hiểu biết hạn chế nên tin tưởng hoàn toàn vào người tư vấn.

Tư vấn sai sự thật, giả chữ ký và nhiều thông tin trên hợp đồng

Chị Phạm Lại Thiên Kim (ngụ quận 10) cho biết, hồi cuối năm 2020, chị cùng người thân tới Ngân hàng SCB để gửi tiết kiệm. Tuy nhiên, sau đó chị bị tư vấn tham gia sản phẩm đầu tư sinh lời với lãi suất 15%/năm, tương tự như gửi tiết kiệm linh hoạt, sau 5 năm sẽ nhận được toàn bộ gốc và lãi, được tặng kèm hợp đồng bảo hiểm nhân thọ - trang bìa có logo của ngân hàng SCB và logo công ty bảo hiểm Manulife.
Được biết, gia đình chị Thiên Kim có tới 3 người gửi đơn tố cáo với tổng chi phí bảo hiểm đã đóng là gần 350 triệu đồng. Mãi đến cuối năm 2022, sau khi phát hiện đã bị tư vấn sai nên chị Kimgửi đơn khiếu nại nhưng công ty bảo hiểm từ chối yêu cầu hủy hợp đồng bảo hiểm và hoàn các khoản phí đã đóng.
Khách hàng này tiếp tục gửi đơn tố cáo tới Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) và Ngân hàng Nhà nước. Sau đó chị được phản hồi, nhưng cho rằng “chưa giải quyết được vấn đề của mình” nên chị cùng nhiều người khác quyết định gửi đơn tố cáo tới Công an TP.HCM.
Tương tự, bà Lại Thị Thủy 57 tuổi (quận 10, TP.HCM) cũng kể, bà mua bảo hiểm của hợp đồng Bảo hiểm Tâm an đầu tư được phân phối qua kênh ngân hàng SCB.
Tập Đoàn Bảo Việt - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.04.2023
Từ vụ SCB bắt tay Manulife, MVI Life: Đã đến lúc Việt Nam "xốc lại" thị trường bảo hiểm
Bà Thuỷ đã làm đơn tố cáo hành vi lừa đảo của Manulife Việt Nam cố tình cung cấp thông tin sai sự thật về sản phẩm “Tâm an đầu tư” nhằm lừa người dân mua bảo hiểm nhân thọ thông qua trung gian bán hàng là SCB và nhân viên tư vấn của Manulife Việt Nam.
“Tôi cũng được tư vấn gói bảo hiểm đầu tư cam kết lãi 15%. Tuy tuổi đã cao nhưng không hề được khám sức khoẻ, tất cả các mục thông tin sức khoẻ của người được bảo hiểm đều là do nhân viên tư vấn tự khai vào”, - Zing dẫn lời bà Thuỷ kể lại.
Nạn nhân này cho biết hợp đồng được kê khai là chủ cửa hàng nội thất, thu nhập trên 60 triệu đồng một tháng, thực chất bà không làm về mảng nội thất và thu nhập cũng không phải như nêu trong hợp đồng. Theo nữ khách hàng này, trên 3 loại giấy tờ: Giấy xác nhận đã nhận hợp đồng bảo hiểm, phiếu đánh giá mức độ chấp nhận rủi ro, bảng phân tích nhu cầu tài chính, tất cả các thông tin đều là do nhân viên tự kê khai sai sự thật.
“Tôi hoàn toàn không có kinh nghiệm và kiến thức về đầu tư tại thời điểm đó, và mức độ chịu đựng rủi ro bằng không, nhưng nhân viên lại khai ngược lại”, - đơn tố cáo thể hiện.
Khách hàng này cho biết, 15% chỉ là lãi ước tính trong trường hợp đạt được mức tỷ suất sinh lời cao nhất và đây không phải là mức lãi cam kết mà tùy thuộc vào tình hình đầu tư và tình trạng thua lỗ là điều có khả năng xảy ra rất cao và trong tình hình thị trường chứng khoản Việt Nam đang đi xuống như hiện nay do áp lực từ việc tăng lãi suất và các tin xấu của lĩnh vực bất động sản, việc thua lỗ thực tế đang diễn ra.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.04.2023
Biến động ngân hàng SCB: Chính phủ yêu cầu NHNN cơ cấu lại SCB
“Chúng tôi hoàn toàn không được tư vấn về các rủi ro có thể xảy ra khi đầu tư. Chúng tôi được tư vấn rằng đây là một hình thức đầu tư sinh lời lãi cao đồng thời giống như gửi tiết kiệm linh hoạt nên chắc chắn 100% sẽ nhận được lãi 15%”, - khách hàng bày tỏ.
Cũng như nhiều trường hợp chịu chung cảnh ngộ, bà Thuỷ mong các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, giúp đỡ để lấy lại tổng số tiền mà Manulife đã chiếm đoạt là 74,65 triệu đồng, cùng với một khoản đền bù lãi suất theo thị trường cho những thiệt hại về mặt kinh tế, thời gian và tinh thần mà bà phải gánh chịu trong thời gian qua, ở thời điểm hiện tại tương đương 10%/năm.
Nhiều người dân, khách hàng khẳng định chưa từng được người đại lý đứng tên trên hợp đồng bảo hiểm tư vấn, chỉ làm việc với nhân viên ở ngân hàng, đồng thời tố bị giả chữ ký, bị kê khống thu nhập và kê sai nghề nghiệp tại các giấy tờ liên quan đến hợp đồng bảo hiểm nhân thọ của Manulife phân phối qua SCB.
Người dân đề nghị cơ quan chức năng cần kiểm soát hoạt động bán bảo hiểm nhân thọ tại ngân hàng, tránh để người dân bị lợi dụng lòng tin.
“Không chỉ tôi mà rất nhiều người khác đã phải tham gia bảo hiểm nhân thọ một cách không theo nhu cầu, không tự nguyện. Đó là số tiền mồ hôi nước mắt của chúng tôi, không phải tự nhiên có được”, - Tuổi trẻ dẫn lời nữ khách hàng tên Huệ (ngụ quận 11, TP.HCM), đã gửi tiết kiệm 300 triệu đồng ở SCB nhưng sau đó lại bị biến thành hợp đồng bảo hiểm với Manulife.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.03.2023
SCB vào diện kiểm soát đặc biệt, 4 ngân hàng yếu kém nào có thể bị chuyển giao bắt buộc?

Manulife nói gì?

Liên quan đến sản phẩm bảo hiểm Tâm An Đầu Tư, như Sputnik đã thông tin, đại diện Manulife Việt Nam ngày 19/4 cho biết, đơn vị này đã ghi nhận việc một số khách hàng không hài lòng với sản phẩm Tâm An Đầu Tư được phân phối thông qua đối tác là Ngân hàng SCB.
Manulife cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong việc xử lý các yêu cầu của khách hàng, nhằm đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng cũng như của công ty phù hợp với quy định của pháp luật và các quy tắc, điều khoản của hợp đồng bảo hiểm mà khách hàng đã ký kết với Công ty Manulife Việt Nam.
Manulife cho hay, công ty rất thấu hiểu các quan ngại của khách hàng và hiện đang xem xét giải quyết các yêu cầu của khách hàng một cách nghiêm túc, công bằng và thỏa đáng.
“Chúng tôi sẽ không khoan nhượng cho bất cứ hành vi sai trái hoặc gian lận nào, và nếu phát hiện các hành vi này, chúng tôi sẽ ngay lập tức chuyển đến cơ quan chức năng liên quan để xử lý”, - Manulife Việt Nam khẳng định.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала