Vì sao Washington không thể cải thiện quan hệ với Bắc Kinh?

© AFP 2023 / Brendan SmialowskiTổng thống Hoa Kỳ Joe Biden phát ngôn tại Nhà Trắng
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden phát ngôn tại Nhà Trắng - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.06.2023
Đăng ký
Phát biểu của Tổng thống Mỹ Joe Biden gọi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là "nhà độc tài" phản ánh lập trường của chính quyền Mỹ. Và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ủng hộ những bình luận này của Joe Biden, ông nói Tổng thống nói rất rõ ràng và thẳng thắn, và ông ấy lên tiếng "thay cho tất cả chúng tôi".
Trước đó, Bắc Kinh đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ liên quan đến các tuyên bố của Biden, và một số nhà Trung Quốc học người Mỹ chỉ ra rằng những lời lẽ chống lại Chủ tịch CHND Trung Hoa đã được đưa ra vào thời điểm vô cùng bất lợi.
Phát biểu của ông Biden được đưa ra chỉ một ngày sau khi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đến Bắc Kinh. Chuyến thăm này đã được lên kế hoạch vào tháng 2 nhưng đã bị hủy do sự cố khinh khí cầu. Lúc đó cũng như bây giờ, chính quyền Hoa Kỳ dường như đang mâu thuẫn với chính mình. Một mặt, họ thực hiện một số bước cụ thể để bình thường hóa quan hệ với nền kinh tế thứ hai thế giới, mặt khác, ngay sau đó họ bất ngờ làm trầm trọng thêm mối quan hệ với Trung Quốc.
Cuộc gặp trực tiếp được chờ đợi từ lâu của Joe Biden và Tập Cận Bình bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Indonesia vào mùa thu năm ngoái đã mang lại kết quả: khi đó đã có vẻ rằng, hai nhà lãnh đạo đã đạt được thỏa thuận về các quy tắc cuộc chơi, về phát triển các kênh liên lạc giữa Washington và Bắc Kinh ở mọi cấp độ, về sự hợp tác mang tính xây dựng trong những lĩnh vực có lợi cho cả hai nước. Mặc dù cuộc họp mùa thu ở Bali bị lu mờ bởi việc Mỹ áp đặt các hạn chế công nghệ chưa từng có đối với Trung Quốc - ở đây nói về các hạn chế xuất khẩu mới để ngăn cản Trung Quốc tiếp cận công nghệ chip tiên tiến - Bắc Kinh vẫn sẵn sàng đối thoại. Đáng lẽ, chuyến thăm tháng Hai của Blinken phải tiếp tục phát triển các thỏa thuận đã đạt được giữa hai nhà lãnh đạo. Nhưng, sau đó Mỹ bắn tan chiếc khinh khí cầu của Trung Quốc. Blinken hủy chuyến thăm. Đáp lại, Trung Quốc gọi hành động của Mỹ là "phản ứng thái quá" và cắt đứt mọi kênh liên lạc.
Chủ tịch Ủy ban đối ngoại của Duma Quốc gia Nga Alexei Pushkov - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.06.2023
Thượng nghị sĩ Nga chỉ ra chi tiết quan trọng trong bức ảnh chụp Tập Cận Bình và Blinken
Phải mất gần nửa năm để ổn định lại tình hình và tạo các điều kiện cho chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ. Cuối cùng, vào tháng 6, ông Blinken đến Bắc Kinh. Mục tiêu chính của chuyến công du là nhằm tái lập các kênh liên lạc ở cấp cao đã bị cắt đứt để đảm bảo chống lại những hiểu lầm và sự cố khó chịu có thể dẫn đến sự leo thang không kiểm soát được trong mối quan hệ song phương. Nhìn chung, chuyến công du này có thể được coi là thành công: sau Blinken, các quan chức của khối kinh tế sẽ sang Trung Quốc: Bộ trưởng Tài chính và Bộ trưởng Thương mại. Lĩnh vực duy nhất mà hai bên vẫn chưa đạt được tiến bộ là kênh liên lạc quân sự giữa hai nước. Mặt khác, Bắc Kinh đưa ra những điều kiện rất cụ thể - trước hết, Hoa Kỳ phải dỡ bỏ trừng phạt đối với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, sau đó có thể nói về thông tin liên lạc.

"Lỡ miệng" đáng tiếc

Và ngay sau chuyến thăm này, khi phát biểu tại một sự kiện gây quỹ cho chiến dịch tranh cử của mình ở California, Joe Biden gọi Chủ tịch Tập Cận Bình là "nhà độc tài". Có vẻ như Biden chỉ "lỡ miệng" đáng tiếc. Một số người giải thích rằng, điều này là do Tổng thống phát biểu trong nước và ông cần làm hài lòng các "nhà tài trợ". Và sự cố này không thể ảnh hưởng đáng kể đến mối quan hệ giữa hai nước. Nhưng, vấn đề là ở chỗ: những mâu thuẫn như vậy trong chính sách của Washington đối với Trung Quốc liên tục xảy ra trong thời gian gần đây.
Năm ngoái, Joe Biden và Tập Cận Bình đã có cuộc điện đàm, và Tổng thống Mỹ đảm bảo với nhà lãnh đạo Trung Quốc rằng hai nước sẽ mở rộng các lĩnh vực hợp tác cùng mang lại lợi ích cho cả đôi bên. Nhưng, sau đó Hoa Kỳ đã đưa ra các hạn chế đối với việc xuất khẩu các sản phẩm và công nghệ bán dẫn sang Trung Quốc, thông qua Đạo luật CHIPS cấm các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực bán dẫn của Trung Quốc và bắt đầu thuyết phục các đồng minh tham gia các biện pháp trừng phạt chống Trung Quốc. Trong thời gian Antony Blinken ở thăm Trung Quốc, trên các phương tiện truyền thông Mỹ "rò rỉ" thông tin về việc Trung Quốc đang xây dựng các căn cứ quân sự bí mật ở Cuba, bao gồm cả việc do thám Washington.
Cuộc gặp tại hội nghị thượng đỉnh G20 của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.06.2023
Đại sứ quán Trung Quốc đe dọa hậu quả vì phát ngôn của Biden về Tập Cận Bình
Kết quả là Trung Quốc thấy rằng, các hành động của Hoa Kỳ thường mâu thuẫn với những lời tuyên bố, và chính sách của Washington đối với Trung Quốc là khó lường và đầy mâu thuẫn. Kết luận rất đơn giản: không thể có niềm tin vào Hoa Kỳ. Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố: bạn không thể ôm bằng một tay và giáng cú đấm bằng tay khác. Đầu tiên, Hoa Kỳ phải thể hiện trên thực tế ý chí giảm leo thang và bình thường hóa quan hệ. Ít nhất là thực hiện một số bước về phía trước.
Tuy nhiên, cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đều có chung nhận thức về triển vọng phát triển mối quan hệ song phương, cụ thể là cuộc đối đầu giữa hai cường quốc lớn nhất là không thể tránh khỏi. Câu hỏi duy nhất là cuộc đối đầu này sẽ gia tăng nhanh như thế nào. Nếu tuân theo logic: Trung Quốc là một siêu cường đang nổi lên và Mỹ là một siêu cường đang lụi tàn, thì rõ ràng là Trung Quốc muốn trì hoãn leo thang căng thẳng để củng cố sức mạnh của mình. Đối với Hoa Kỳ thì ngược lại, thời gian đang chống lại họ.
Washington cũng không muốn để căng thẳng leo thang ít nhất trong chu kỳ bầu cử hiện tại, cho đến năm 2024. Vì vậy, cả nỗ lực của Blinken lẫn hành động của chính quyền Biden đều phù hợp với bối cảnh không để căng thẳng leo thang quá mức. Mặt khác, cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm 2024 áp đặt một số quy tắc nhất định trong cuộc chơi: có chú ý đến sự đồng thuận hiếm hoi khi lưỡng đảng Mỹ nói về sự cần thiết phải đối đầu với Trung Quốc, các chính trị gia sẽ cố gắng nâng cao uy tín chính trị bằng cách nói lên những luận điệu chống Trung Quốc cứng rắn nhất. Về mặt này, câu nói hớ của ông Biden rõ ràng không chỉ là "lỡ miệng" đáng tiếc.
Mối đe dọa đến quan hệ song phương do tình huống này tạo ra tương đương với mối đe dọa do việc thiếu các kênh liên lạc giữa quân đội Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала