Trung Quốc quan trọng hơn: Vì sao văn phòng của NATO ở Nhật Bản bị trì hoãn?

© AP Photo / Takashi AoyamaTổng thư ký NATO Jens Stoltenberg và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida trong cuộc gặp tại Nhật Bản
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida trong cuộc gặp tại Nhật Bản - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.07.2023
Đăng ký
Trước thềm Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Litva, xuất hiện thông tin cho biết, khối quân sự phương Tây NATO sẵn sàng hoãn quyết định mở văn phòng liên lạc ở Tokyo cho đến mùa thu hoặc thậm chí muộn hơn.
Sputnik đã tìm ra quốc gia có ảnh hưởng nào trong liên minh "làm chậm" sự xuất hiện của văn phòng NATO tại Nhật Bản. Và tại sao động cơ của họ không trùng khớp với nguyện vọng hiện tại của Tokyo, quốc gia đang dần hội nhập vào khối ngày càng rõ ràng hơn với tư cách là đồng minh không chính thức ở châu Á.
Như đã biết, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã khởi xướng việc thành lập văn phòng tại Tokyo. Tuy nhiên, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron lại phản đối ý tưởng này vào tháng 4, vì lo ngại phản ứng tiêu cực từ Bắc Kinh.
Tiến sĩ khoa học chính trị Pavel Timofeev, trưởng khoa tại Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ quốc tế của Viện Hàn lâm Khoa học Nga, cho biết lập trường không thay đổi trong những tháng qua cho thấy giới chức Paris quan tâm nhiều đến mối quan hệ với Trung Quốc hơn là phản ứng của Tokyo.

"Pháp cố gắng để không làm xấu thêm quan hệ với Trung Quốc, có thể thấy rằng, nước này coi Tây Âu chỉ là một đối tác cấp dưới của Hoa Kỳ. Trong khi đó, Paris muốn cho Bắc Kinh thấy rằng Liên minh châu Âu vốn chỉ là một bên tham gia độc lập trong khu vực và không phải lúc nào cũng đi theo chính sách của Washington. Mặc dù Pháp có chung quan điểm với Nhà Trắng về vấn đề Đài Loan và Triều Tiên, đồng thời chỉ trích Trung Quốc về vi phạm nhân quyền", - chuyên gia lưu ý.

Tuy nhiên, quốc gia này là đối tác kinh tế quá hấp dẫn. Do đó, Pháp đã cố gắng trong nhiều năm để tạo ra một nhóm các quốc gia châu Âu thể hiện tích cực ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương một cách độc lập với Hoa Kỳ. Mục tiêu của họ là trở thành một "con đường thứ ba" và là một trung tâm quyền lực ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Thật vậy, chính sách này đang được Paris thực hiện nhưng cho đến nay mọi thứ cũng không khá khẩm lắm.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.06.2023
Macron phản đối việc mở văn phòng NATO ở Tokyo
Tuy nhiên, Tổng thống Macron ý thức rõ ràng rằng nếu Pháp từ bỏ những toan tính và nguyện vọng này thì sẽ không có cuộc đối thoại tốt đẹp nào giữa Paris và Trung Quốc. Do đó, không như Washington, Pháp đang cố gắng tuân theo lộ trình kiềm chế và ôn hoà hơn với Bắc Kinh, theo ông Pavel Timofeev.
Theo chuyên gia, Trung Quốc có tầm quan trọng về kinh tế đối với Pháp nên Paris không có ý định làm căng thẳng quan hệ với Bắc Kinh chỉ vì mục đích mở văn phòng NATO tại Tokyo.
Trước đó, ông Macron cùng một số lãnh đạo doanh nghiệp Pháp đã tới Trung Quốc để gặp Chủ tịch Tập Cận Bình. Sự chào đón nồng nhiệt khác thường đã cho phép quốc gia châu Âu này xúc tiến các thỏa thuận kinh doanh, bao gồm một đơn đặt hàng lớn cho Airbus Europe.
Đối với phản ứng liên quan mà Nhật Bản có thể đưa ra trước quá trình mở văn phòng NATO tại Tokyo bị chậm lại, Pháp tin tưởng họ có nhiều điểm tương đồng với Nhật về các vấn đề chính trị, do đó, chưa cần phải quá lo lắng.
Bộ Ngoại giao Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.05.2023
Bộ Ngoại giao Nga phản ứng trước việc NATO định mở văn phòng ở Tokyo
Tuy nhiên, chúng ta cần nhìn nhận một thực tế rằng, các dự án kinh tế của Pháp ngày nay được ưu tiên với Trung Quốc chứ không phải với Nhật Bản.

Chuyên gia lưu ý: "Vị thế của Trung Quốc với tư cách là một đối thủ đáng gờm của Hoa Kỳ đang gia tăng, vì vậy yếu tố địa chính trị này ngày càng trở nên quan trọng hơn trong quan hệ Pháp-Trung. Trong khi đó, không có yếu tố tương đương trong quan hệ với Nhật Bản. Theo đó, Paris không quá lo ngại về phản ứng của Tokyo. Tất nhiên, Nhật Bản có lý do để cảm thấy "bị xúc phạm", nhưng rất có thể, nước này sẽ kiềm chế bê bối do sự phản đối của Pháp (đối với việc mở văn phòng NATO ở Tokyo). Xét cho cùng, bản thân người Nhật cũng nhận thức rõ tầm quan trọng kinh tế to lớn của Trung Quốc, và thực tế là đối với EU giờ đây Trung Quốc quan trọng hơn nhiều so với Nhật Bản".

Một nguồn tin thân cận với Văn phòng Tổng thống Pháp nói với các phóng viên rằng việc NATO mở văn phòng ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là không phù hợp. Do đó, nếu không có gì thay đổi, liên minh quân sự phương Tây sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về việc mở văn phòng NATO tại Tokyo trước cuối năm nay.
Trong khi đó, một quyết định đồng thuận cần có sự nhất trí của tất cả các thành viên của Hội đồng Bắc Đại Tây Dương. Như vậy, Pháp có cơ hội rõ ràng để ngăn chặn động thái này của NATO.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала