Vì sao Ukraina khó trở thành thành viên NATO?

© AFP 2023
 - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.07.2023
Đăng ký
Hội nghị thượng đỉnh NATO sẽ được tổ chức tại Vilnius vào ngày 11-12 tháng 7, với sự hiện diện của các nhà lãnh đạo tất cả quốc gia thành viên, bao gồm cả Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden. Ukraina nhất quyết trở thành thành viên đầy đủ của liên minh.
Sputnik đã tìm hiểu ý kiến các chuyên gia về lý do tại sao các nước NATO không vội chấp nhận Ukraina gia nhập hàng ngũ của họ.

Tất cả bắt đầu như thế nào?

Mặc dù thực tế là từcuối tháng 9/2022, Ukraina đã nộp đơn xin gia nhập NATO một cách nhanh chóng. Thời điểm đó, điều này được xemlà không đúng lúc. Câu hỏi liệu Ukraina có trở thành thành viên của Liên minh Bắc Đại Tây Dương hay không vẫn còn bỏ ngỏ. Ngoại trưởng Ukraina Dmitry Kuleba lưu ý rằng nước này sẽ không hài lòng với bất kỳ quyết định nào khác của Hội nghị thượng đỉnh NATO tại Vilnius, ngoại trừ lời mời gia nhập liên minh. Tuy nhiên, mọi người đều thấy rõ ràng rằng các nước NATO không tìm cách đưa Ukrainavào danh sách thành viên. Cụ thể, truyền thông Anh cho biết, tại Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius vào ngày 11-12/7, Đức đã dự định sẽ kiên quyếtyêu cầu Ukraina hoãn gia nhập NATO vì lo ngại bước đi này có thể dẫn đến chiến tranh với Nga.
Trụ sở NATO  - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.07.2023
NATO cố gắng chống lại Trung Quốc ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương vì lợi ích của Hoa Kỳ

Sự khác biệt giữa NATO và Ukraina

Mặc dù vậy, điều này còn ẩn chứa những lý do khác. Trước hết, có sự bất đồng lớn giữa các nước NATO và giữa NATO với Ukraina. Khadzhimurad Belkharoev, Phó Giáo sư Chương trình An ninh Kinh tế Quốc tế tại Viện Kinh tế và Thương mại Thế giới Đại học RUDN, lưu ý rằng Ukraina đang thao túng ý thức cộng đồng, tìm cách lôi kéo trực tiếp các nước NATO vào cuộc xung đột quân sự với Nga, điều không nằm trong chương trình nghị sự gần đây.
“Trong nỗ lực gia nhập tổ chức, phía Ukraina nhận thức rõ rằng đây là một giấc mơ không thể thực hiện được. Ukraina, quốc gia của nền văn minh phương Tây, đã được giao vai trò như một sân tập chống Nga, nơi người dân trong nước là bia đỡ đạn. Để tiếp tục chiến sự, với cái giá phải trả là người dân Ukraina, liên minh sẽ liên tục trì hoãn việc chấp nhận nước này vào hàng ngũ của mình, vì không ai chờ đợi Ukraina tham gia vào NATO”, chuyên gia nói.
Nhà khoa học chính trị Iran, chuyên gia quan hệ quốc tế Hassan Hanizadeh cho biết thêm, hiện có sự chia rẽ mạnh mẽ về quan điểm và lập trường giữa các nước thành viên NATO liên quan đến việc Ukraina gia nhập liên minh này. “Ukraina vừa không có tiềm năng chính trị cần thiết để trở thành thành viên tổ chức này, lẫn tiềm năng quân sự cần thiết để gia nhập khối này”, chuyên gia giải thích.

“Giờ đây, Ukraina đang được sử dụng như đòn bẩy gây áp lực và nền tảng cho cuộc chiến mà Mỹ và NATO tung ra để làm quân đội Nga suy yếu và kiệt quệ. Thật không may, trong những năm gần đây, Ukraina và các nhà lãnh đạo của họ đã bị lừa dối bởi những lời hứa dối trá từ NATO, Hoa Kỳ và các nhà lãnh đạo châu Âu để tham gia vào một cuộc chiến như vậy, trong đó kẻ thua cuộc cuối cùng lại là người dân Ukraina”, chuyên gia lưu ý, nói thêm rằng tại Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius, các nước sẽ không đưa ra quyết định cuối cùng về việc Ukraina gia nhập NATO.

Lá cờ NATO - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.07.2023
Các nước NATO không thể đồng ý sẽ hứa gì với Ukraina tại Hội nghị thượng đỉnh

Rủi ro khi cung cấp vũ khí cho Ukraina

Theo các chuyên gia, việc cung cấp vũ khí không được kiểm soát mang lại những rủi ro đáng kể cho cả bản thân các quốc gia NATO và toàn thế giới. Vitaly Danilov, Giám đốc Trung tâm Phân tích Ứng dụng về Biến đổi Quốc tế của Đại học RUDN, lưu ý rằng một lượng lớn vũ khí được chuyển đến vùng Cận Đông và Trung Đông và các nước phương Tây lo ngại về điều này.
“Vũ khí của NATO được sử dụng để chống lại các nước NATO, chúng được sử dụng ở những điểm nóng, ở những nơi khác trên hành tinh và không chỉ ở Ukraina. Đây là một vấn đề rất lớn,” ông lưu ý.
PGS. Andrey Suzdaltsev, công tác tại Khoa Kinh tế Thế giới và Các vấn đề Quốc tế Trường Kinh tế cao cấp (HSE), cũng lưu ý đến vấn đề cung cấp vũ khí không được kiểm soát.

“Vài ngày trước, họ đã phát hiện ra vũ khí được cung cấp cho Ukraina. Nó được đưa trở lại Paris. Tất nhiên, đó là vũ khí vẫn được vận chuyển từ Ukraina, nhưng chúng ta phải khách quan nhìn nhận thực tế. Thật vậy, vấn đề này là có thật. Nhưng chúng ta phải hiểu rằng, trong buôn bán vũ khí bất hợp pháp, giờ đây không chỉ có người Ukraina, mà còn có cả người Ba Lan. Họ cướp những chuyến hàng này tại nơi dỡ hàng ở phía nam Ba Lan”, chuyên gia cho biết.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала