Nước xả từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima làm hoen ố thanh danh của Thủ tướng Nhật Bản

© AFP 2023 / Takashi AoyamaThủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.07.2023
Đăng ký
Cuộc thăm dò dư luận xã hội do hãng Kyodo News tiến hành hôm Chủ nhật cho thấy tỷ lệ ủng hộ Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cũng như sự ủng hộ dành cho Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền đều đang giảm sút.
Bàn về vấn đề này, chuyên gia phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik nhận xét trong bài viết rằng một trong những nguyên nhân của hiện tượng «uy tín xuống dốc» đó là bởi một bộ phận đáng kể cư dân Nhật Bản không tán thành kế hoạch của Chính phủ - tháo xả nước từ các bể chứa của nhà máy điện hạt nhân Fukushima.

Quyết định gây tranh cãi của Chính phủ Kishida

12 năm trước, do tác động của thiên tai tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima đã xảy ra sự cố. Một số lò phản ứng hạt nhân bị phá hủy còn nước trong các thiết bị làm mát bị nhiễm các thành tố phóng xạ. Lượng nước này rất nhiều (hơn 1 triệu tấn) và phải được loại bỏ để đảm bảo khả năng tiếp tục vận hành nhà máy điện hạt nhân trong tương lai. Chính phủ Nhật Bản quyết định là sau khi làm sạch sơ bộ bắt đầu tháo số nước này tuôn ra Thái Bình Dương vào mùa hè, thế là nước xả hoà trộn với nước biển.
Tuy nhiên, hóa ra, không thể lọc sạch hoàn toàn loại nước như vậy. Trong nước làm mát vẫn lưu lại tritium phóng xạ không thể bị loại bỏ. Đây chính là trở ngại trong việc nhìn nhận tính hợp lý của kế hoạch mà nội các Nhật Bản ban hành.
Ngư dân dỡ cá từ một chiếc thuyền tại một trung tâm chế biến ở Soma, tỉnh Fukushima, Nhật Bản, 2019. - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.07.2023
Trung Quốc cấm thực phẩm từ Nhật Bản để đáp trả việc xả nước ở Fukushima

Láng giềng “chống”, đồng minh “tán thành”

Hồi đầu tháng 7, Ủy ban của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế IAEA gồm các chuyên gia từ nhiều nước khác nhau, trong đó có Nga và Việt Nam, đã công bố báo cáo nói rằng kế hoạch xả nước của Nhật Bản phù hợp với chuẩn mực quốc tế, rằng «việc xả nước đã qua xử lý sẽ có tác động phóng xạ không đáng kể đối với con người và môi trường xung quanh». Về tương lai, đại diện IAEA hứa sẽ giám sát quá trình xả nước. Tuy nhiên, nhiều người không thích những kết luận như vậy.
Trước hết, sự phản đối đến từ phía Trung Quốc. Đại sứ CHND Trung Hoa tại Nhật Bản tuyên bố rằng «Tokyo nên dừng chương trình xả thải và thảo luận về tất cả những phương pháp xử lý có thể, cũng như cho phép tất cả các bên hữu quan được lấy và phân tích mẫu theo cách độc lập». Chính phủ Trung Quốc sẵn sàng thi hành biện pháp để hạn chế nhập khẩu thủy sản từ Nhật Bản. Lập trường này của chính quyền trung ương nhận được sưk ủng hộ của chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông.
Đặc khu trưởng Hồng Kông Lý Gia Siêu (John Lee) cho rằng: "Việc xả lượng lớn nước ô nhiễm như vậy ra biển liên tục suốt ngày đêm không ngừng nghỉ khá lâu, có thể kéo dài tới hơn 30 năm. Với những biện pháp chưa từng có tiền lệ như vậy, không chuyên gia nào có thể đảm bảo rằng sẽ không gây tổn hại đến an toàn thực phẩm, cũng như không thể đảm bảo sẽ không có rủi ro cho cư dân khi tiêu thụ thực phẩm tiềm ẩn nguy cơ nhiễm phóng xạ».
Hồng Kông cũng đã quyết định nếu kế hoạch xả nước trở thành hiện thực, đặc khu này sẽ không mua hải sản của ngư dân hàng loạt địa phương Nhật Bản.
Ở Nga, dư luận cũng lưu tâm đón nhận tin tức về kế hoạch xả nước nhiễm xạ. Nhân dịp này cơ quan Rospotrebnadzor tuyên bố: «Với mục đích ngăn ngừa khả năng các nguồn tài nguyên sinh vật dưới nước và các sản phẩm từ chúng (cá, các sản phẩm từ cá, hải sản, v.v…) sản xuất tại Nhật Bản với hàm lượng hạt nhân phóng xạ cao sẽ xâm nhập vào lưu thông ở Nga, Rospotrebnadzor đã uỷ thác cho cơ quan chức năng địa phương tăng cường công tác vệ sinh kiểm dịch khi nhập khẩu các sản phẩm nói trên vào Nga, cũng như kiểm soát trong lưu thông».
Ở Hàn Quốc đã diễn ra những cuộc biểu tình lớn. Cư dân của nước Cộng hòa này cũng lo ngại rằng cá và muối biển mà họ thường nhập khẩu từ Nhật Bản tới đây sẽ hàm chứa chất phóng xạ. Nhưng Chính phủ Hàn Quốc không muốn phá hỏng quan hệ với Nhật Bản và đã chính thức tuyên bố họ tin rằng tác động từ việc xả nước từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima đối với Hàn Quốc sẽ ở mức «không đáng kể».
Ở các nước đồng minh của Tokyo như Hoa Kỳ, Canada và Đài Loan, nhà cầm quyền chính thức ủng hộ kế hoạch xả nước ra biển. Tuy nhiên, cộng đồng khoa học Mỹ không «dễ tính» như các chính trị gia. Ủy ban Điều tiết Hạt nhân Hoa Kỳ thừa nhận rằng «bất kỳ sự tiếp xúc nào với bức xạ đều có thể gây ra hàng loạt rủi ro cho sức khỏe", nhưng nói thêm rằng «trong đời sống thường nhật mọi người hàng ngày đều tiếp xúc với một lượng nhỏ tritium».
Nhà máy điện hạt nhân Fukushima-1 tại Nhật Bản được xây dựng vào những năm 1960. Vào thời điểm xảy ra thảm họa, đây là một trong những nhà máy vận hành lâu đời nhất, không có hệ thống an toàn chủ động và thụ động, như các nhà máy hiện đại. - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.07.2023
Tokyo nói chính các nước chỉ trích Nhật Bản xả nước chứa tritium từ nhà máy điện hạt nhân

Ở Nhật Bản: hơn 40% cư dân phản đối

Những cuộc thăm dò dư luận xã hội mới nhất tại Nhật Bản cho thấy 41% người Nhật phản đối kế hoạch của Chính phủ Kishida bắt đầu xả nước từ Fukushima trong tương lai gần. 76,6% yêu cầu hoãn quyết định này và tiến hành nghiên cứu bổ sung. Chỉ có 16,1% số người được hỏi hài lòng với lời giải thích của Chính phủ về giải pháp cho vấn đề xả nước từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima.
Bất mãn đặc biệt là các ngư dân của tỉnh Fukushima và những địa phương liền kề. Suốt trong 12 năm qua họ đã phải vật lộn nhọc nhằn trong việc bán sản phẩm của mình để mưu sinh. Họ hiểu rằng việc tháo nước ra biển sẽ làm cho tình hình của họ càng trở nên tồi tệ hơn. Thủ tướng Kishida sửa soạn gặp đại diện ngư dân, nhưng ông có thể nói với họ điều gì mới mẻ đây? Liệu Thủ tướng có thể cải thiện thái độ trong nước và thế giới đối với Chính phủ của ông?
Bởi như kết quả thăm dò dư luận xã hội được tiến hành hôm Chủ nhật cho thấy, tỷ lệ ủng hộ Thủ tướng của cư dân Nhật Bản đã xuống dốc không phanh, từ 40,8% hồi tháng 6, bây giờ còn 34,3%, số người không hài lòng về công việc của ông đã tăng vọt và lên tới 48,6%. Mức độ ủng hộ dành cho Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền hiện thấp nhất kể từ năm 2012 và vẻn vẹn chỉ đạt 30,1%. Các nhà khoa học chính trị Nhật Bản dự đoán rằng Chính phủ Fumio Kishida có thể sớm từ chức. Rõ ràng là nước bẩn từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima đã làm hoen ố thanh danh của ông.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала