Loạt ông lớn nhà nước Việt Nam bị điểm tên, có cả PVN

© Ảnh : Cổng thông tin điện tử Tập đoàn Dầu khí Việt NamHoàn thiện chân đế RC-10 trên bãi chế tạo cảng Vietsovpetro.
Hoàn thiện chân đế RC-10 trên bãi chế tạo cảng Vietsovpetro. - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.09.2023
Đăng ký
Hàng loạt ông lớn nhà nước như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tổng Công ty Thép Việt Nam (VNSteel), Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM), Công ty CP Tinh bột sắn (Fococev) bị yêu cầu báo cáo.
Trước đó, Thanh tra Chính phủ đã ban hành kết luận về việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Công Thương giai đoạn 2011-2017.

Loạt ông lớn nhà nước có khuyết điểm về cổ phần hoá

Bộ Công Thương vừa có văn bản yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty nhà nước bị điểm tên giai đoạn 2011-2017 có báo cáo về việc cổ phần hóa.
Danh sách các ông lớn Nhà nước này gồm có Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), Tổng công ty Thép Việt Nam (VnSteel), Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) và Công ty cổ phần Fococev Việt Nam.
Bộ Công Thương yêu cầu PVN, VNSteel, VEAM, Fococev thực hiện các nội dung liên quan đến kết luận của Thanh tra Chính phủ được ban hành ngày 7/7 vừa qua.
Cũng tại văn bản, Bộ Công Thương yêu cầu các doanh nghiệp trên tổ chức rà soát, lập danh sách các tập thể, cá nhân có liên quan đến hạn chế, khuyết điểm đã nêu tại kết luận thanh tra, đảm bảo đúng và đầy đủ. Các đơn vị gửi danh sách, kế hoạch kiểm điểm và xem xét xử lý trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân liên quan về Bộ Công Thương.
Petrovietnam tiếp nhận bàn giao hồ sơ Dự án Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn III và Ô Môn IV  - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.06.2023
Dự án Nhà máy điện Ô Môn III và Ô Môn IV chính thức được bàn giao cho PVN

Bộ Công Thương yêu cầu VEAM xử lý các khoản công nợ

Đối với Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM), Bộ Công Thương yêu cầu xử lý nghiêm các kiến nghị của Thanh tra Chính phủ về kinh tế và đất đai được nêu tại kết luận thanh tra.
Cùng với đó, Bộ Công Thương yêu cầu VEAM xử lý các khoản công nợ, đối chiếu công nợ, xử lý các khoản phải thu với các công ty thành viên do VEAM đã cho vay hỗ trợ vốn.
Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam cũng phải báo cáo về các khoản lỗ lũy kế tại công ty con, công ty liên kết… khi xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa.
Việc xác định giá trị phần vốn đầu tư của VEAM tại Công ty cổ phần Vật tư và Thiết bị toàn bộ và Công ty TNHH MTV Diesel Sông Công khi xác định giá trị doanh nghiệp, việc xác định tài sản bất động sản trong giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa cũng cần được làm rõ.
Cơ quan quản lý cũng yêu cầu Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam giải trình phương án sử dụng đất đai khi cổ phần hóa Công ty Sông Công cũng như việc bán cổ phần và thoái vốn tại VEAM.
Tương tự, Công ty Fococev Việt Nam được yêu cầu thực hiện nghiêm các kết luận thanh tra, báo cáo nội dung liên quan đến các kiến nghị đã nêu như xử lý công nợ trước khi xác định giá trị doanh nghiệp, nộp tiền cổ phần hóa, phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa.

Nhùng nhằng đất đai của VNSteel

Đối với Tổng công ty Thép Việt Nam, Bộ Công Thương yêu cầu thực hiện nghiêm các kiến nghị được nêu trong kết luận thanh tra, đặc biệt là việc xử lý về kinh tế và đất đai.
Đồng thời, VNSteel phải báo cáo về việc xác định giá trị tài sản cố định là máy móc, thiết bị tại Công ty Thép tấm lá Phú Mỹ, Công ty Thép Miền Nam khi xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa.
VNSteel cũng được yêu cầu báo cáo về việc xác định giá trị quyền sử dụng một số thửa đất theo phương án là giao đất khi xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa.
Giàn khoan dầu khí Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.06.2023
PVN ghi nhận nộp ngân sách "khủng"
Thông tin về khoản đầu tư tài chính dài hạn của VNSteel vào Liên doanh Trung tâm Thương mại Quốc tế (IBC) và việc quyết toán cổ phần hóa VNSteel.
Doanh nghiệp nhà nước này cũng phải báo cáo việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Giao nhận kho vận ngoại thương Việt Nam từ Bộ Công Thương về VNSteel và sử dụng đất đai của công ty này theo phương án cổ phần hóa; việc thoái vốn của VNSteel.

Báo cáo về cổ phần hoá và thoái vốn của PVN

Đối với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Bộ giao báo cáo về việc thực hiện nhiệm vụ cổ phần hóa PVN; việc trích lập quỹ khoa học công nghệ của Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR).
PVN cũng phải báo cáo cơ quan quản lý về việc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược khi cổ phần hóa BSR, việc xác định giá trị tiềm năng phát triển của doanh nghiệp trong giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa PVCFC.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phải báo cáo về việc xử lý tài chính với khoản lãi chênh lệch tỷ giá khi lập báo cáo tài chính từ thời điểm cổ phần hóa đến thời điểm đăng ký kinh doanh chuyển sang công ty cổ phần, cũng như việc phê duyệt quyết toán vốn nhà nước, xác định tiền cổ phần hóa nộp về quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại PVN, việc thoái vốn của PVN.
Ngoài ra, Bộ Công Thương yêu cầu chỉ đạo người đại diện tại Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) và Công ty cổ phần Phân bón dầu khí Cà Mau (PVCFC) tổ chức triển khai rà soát, xử lý, thực hiện nghiêm các kiến nghị đã nêu và xử lý về kinh tế tại kết luận thanh tra theo đúng quy định.

Tính sót hàng ngàn tỷ

Trước đó, Thanh tra Chính phủ kết luận, việc cơ cấu của Bộ Công Thương vẫn chưa kịp thời, chưa khắc phục được tình trạng một số tập đoàn, tổng công ty hoạt động kém hiệu quả.
Một số dự án đầu tư lớn lâm vào tình trạng trì trệ, chậm tiến độ, khó khăn, như 12 dự án thua lỗ ngành Công Thương mà Chính phủ đang chỉ đạo xử lý suốt thời gian qua.
Nhân viên công ty EVN (Vietnam Electricity) - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.09.2023
Đối phó nguy cơ thiếu điện trầm trọng, EVN đề xuất mua điện từ Lào
Trong quá trình cổ phần hóa, Thanh tra Chính phủ phát hiện nhiều tồn tại, hạn chế. Một số doanh nghiệp không hoàn thành theo đề án được duyệt, xử lý tài chính, công nợ, đất đai sai quy định; tỷ lệ vốn Nhà nước bán được quá thấp so với phương án, không chọn được nhà đầu tư chiến lược. Cùng đó, quản lý đất đai gắn với cổ phần hóa còn vướng mắc, thiếu chặt chẽ, quyết toán cổ phần hóa chậm.
Tại Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), Thanh tra Chính phủ phát hiện khi xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa Công ty cổ phần Phân bón dầu khí Cà Mau (PVCFC) sai công thức. Dẫn tới giá trị thực tế phần vốn nhà nước để cổ phần hóa doanh nghiệp này thiếu hơn 261 tỷ đồng, cùng với khoản lãi chênh lệch tỷ giá 79,8 tỷ đồng chưa được xử lý.
Đối với Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), việc áp dụng tỷ lệ trích tối đa (10%) quỹ khoa học công nghệ/thuế thu nhập doanh nghiệp là thiếu cơ sở, vượt tỉ lệ tối thiểu. Do đó, số tiền trích vượt 381,3 tỷ đồng, nên BSR xác định thiếu lợi nhuận sau thuế phải nộp về PVN là 362,3 tỷ đồng, thiếu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tại Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSteel), Thanh tra Chính phủ phát hiện việc phê duyệt giá trị doanh nghiệp có một số nội dung là không đúng. Cụ thể, việc xác định không đúng tỷ lệ phần trăm chất lượng còn lại của 127 máy móc thiết bị của Thép miền Nam và Thép tấm lá Phú Mỹ, việc này khiến xác định giá trị tài sản của VNSteel thiếu gần 345 tỷ đồng.
Thanh tra Chính phủ cũng nêu sai sót trong việc xác định giá trị hai thửa đất tại Hà Nội và TP. HCM là 313,9 tỷ đồng, nhưng VNSteel chưa hoàn thành thủ tục để nộp ngân sách khi thực hiện cổ phần hóa.
Riêng với Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM), Thanh tra Chính phủ chỉ ra việc Bộ Công Thương phê duyệt giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa gồm hai khoản đầu tư góp vốn tại Matexim Hà Nội và Disoco không đúng thời điểm đã làm giảm giá trị tận 3.200 tỷ đồng. Đặc biệt, việc xác định giá trị doanh nghiệp cũng chưa đối chiếu đầy đủ các khoản công nợ phải thu, phải trả lên tới hàng nghìn tỷ đồng.
Công ty Cổ phần Fococev Việt Nam được xác định có vi phạm khi xử lý tài chính với khoản nợ phải thu quá hạn không có khả năng thu hồi. Thời điểm chuyển sang công ty cổ phần (tháng 5/2016), số nợ không xác định vào giá trị doanh nghiệp khoảng 1.176 tỷ đồng.
Đối với việc thực hiện phương án sử dụng đất đai khi cổ phần hóa, Thanh tra Chính phủ cũng chỉ ra những tồn tại, vi phạm trong thực hiện cổ phần hóa tại các doanh nghiệp như VEAM, Fococev, Vinatrans, Tổng công ty Phát điện 3 (EVNGENCO3).
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nghe báo cáo về triển khai chuỗi dự án Khí – Điện lô B Ô Môn - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.05.2023
Việt Nam sẽ chuyển dự án điện khí Ô Môn 3 và 4 từ EVN sang PVN
Như tại Fococev, việc sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước của doanh nghiệp này ở Đà Nẵng, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Gia Lai, Đắk Lắk... được thực hiện không đúng quy định. Có những diện tích nhà đất được mua, chuyển nhượng nhưng chưa hoàn tất thủ tục.
Cùng với đó, hầu hết công ty cổ phần hóa bán cổ phần không đạt tỷ lệ theo phương án được phê duyệt, không lựa chọn được nhà đầu tư chiến lược.... Bao gồm các công ty như EVNGENCO3, MIE, VEAM...
Việc thu nộp tiền cổ phần, quyết toán cổ phần hóa ở một số doanh nghiệp chưa hoàn thành, sai quy định như tại VNSteel, PVCFC, VEAM... Hầu hết các doanh nghiệp trên cũng chưa thực hiện thoái vốn theo đúng quy định.
Từ những vi phạm được kết luận, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ ngành, đơn vị liên quan xử lý về kinh tế hơn 2.338 tỷ đồng. Đồng thời, chuyển vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai tại Fococev ở Khánh Hòa, Đắk Lắk sang cơ quan điều tra Bộ Công an.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала