Trung Quốc áp lệnh 259, Việt Nam không bị động

© TTXVN - Phạm Thế DuyệtGiá trị sản xuất công nghiệp 8 tháng của tỉnh Thái Bình ước đạt hơn 63.800 tỷ đồng
Giá trị sản xuất công nghiệp 8 tháng của tỉnh Thái Bình ước đạt hơn 63.800 tỷ đồng - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.10.2023
Đăng ký
Trung Quốc vừa ban hành Lệnh 259, quy định biện pháp hành chính về kiểm tra chất lượng sản phẩm dệt may nhập khẩu vào nước này.
Thương mại hai chiều giữa Việt Nam - Trung Quốc đã chính thức vượt mốc 120 tỷ USD sau 9 tháng đầu năm 2023.

Trung Quốc ban hành Lệnh 259

Theo tin từ Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương), ngày 20/9/2023, Tổng cục Hải quan Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vừa ban hành Lệnh số 259, quy định các biện pháp hành chính về việc kiểm tra và chấp nhận hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc và Thông báo số 120 (có hiệu lực kể từ ngày 01/12/2022) về việc áp dụng các quy định tại Lệnh số 259 đối với sản phẩm may mặc.
Động thái này của Trung Quốc nhằm mục tiêu chuẩn hóa việc chấp nhận kết quả kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, ngày 20/9/2023.
Để hỗ trợ doanh nghiệp kiểm tra chất lượng sản phẩm dệt may xuất khẩu vào Trung Quốc thông qua giám định chất lượng được quy định tại Lệnh số 259, Bộ Công Thương ra Công văn số 7006/BCT-KHCN ngày 09/10/2023, đề nghị các Tổ chức đánh giá sự phù hợp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam nghiên cứu, xây dựng phương án tổ chức triển khai.
Cảng hàng hóa - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.09.2023
Lệnh 259 của Trung Quốc ảnh hưởng gì đến nhà xuất khẩu của Việt Nam?
Trong nhiều năm qua, Trung Quốc liên tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Ngược lại, Việt Nam cũng là đối tác thương mại lớn thứ 6 của Trung Quốc trên thế giới (số liệu năm 2022), cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN.
Trong khi đó, kim ngạch thương mại với Trung Quốc chiếm khoảng 1/4 tổng kim ngạch ngoại thương của Việt Nam.
Do những diễn biến gần đây của thế giới, kim ngạch thương mại giữa hai nước đã giảm 14% trong 6 tháng đầu năm, chỉ đạt 75,58 tỷ USD, trong đó xuất khẩu giảm 1%, nhập khẩu giảm 19,4%.
Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam hiện chỉ là đối tác thương mại lớn thứ 9 của Trung Quốc, tụt xuống 03 bậc so với năm 2022.

Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam

Do vị thế quan trọng của thị trường Trung Quốc trong hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam, Bộ Công Thương đã có những giải pháp khắc phục tình hình, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tạo thuận lợi thương mại, từng bước khôi phục đà tăng trưởng thương mại Việt – Trung.
Ngày 11/9/2023, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ký ban hành Chỉ thị số 12/CT-BCT về việc triển khai các biện pháp tháo gỡ khó khăn trong trao đổi thương mại, duy trì ổn định xuất nhập khẩu với Trung Quốc, góp phần ổn định kim ngạch ngoại thương của Việt Nam.
Theo đó, Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị chức năng liên quan thuộc Bộ tập trung triển khai các nhiệm vụ và giải pháp.
Cụ thể, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi chịu trách nhiệm nâng cao hiệu quả của các cơ chế hợp tác song phương với các ban, ngành và địa phương có quan hệ truyền thống như Ủy ban hơp tác kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc, Nhóm Công tác thuận lợi hóa thương mại Việt – Trung…;
Đồng thời, chủ trì triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác đã có và thúc đẩy thiết lập các cơ chế hợp tác mới với chính quyền địa phương Trung Quốc;
Ngành dệt may tại Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.10.2023
Nga tăng mua hàng dệt may Việt Nam, Mỹ đã giảm tồn kho
Cùng với đó, phát huy vai trò Nhóm Công tác thuận lợi hóa hương mại Việt – Trung và cơ chế liên hợp để giải quyết tình trạng ùn tắc tại các cửa khẩu biên giới, hợp tác phòng chống dịch nhằm thúc đẩy các bộ, ngành địa phương Trung Quốc kịp thời phối hợp khắc phục hiện tượng ùn ứ hàng hóa xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu biên giới (nếu có);
Chỉ đạo đôn đốc các Thương vụ/Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc tăng cường các hoạt động hỗ trợ kết nối tìm kiếm các đối tác thương mại và đầu tư cho các doanh nghiệp Việt Nam, hỗ trợ quảng bá hàng hóa Việt Nam tại các hệ thống phân phói của Trung Quốc;
Cuối cùng, theo dõi sát thông tin, biến động thị trường, các động thái chính sách của thị trường Trung Quốc..
Cục Xúc tiến thương mại chịu trách nhiệm tập trung thúc đẩy xây dựng hình ảnh, thương hiệu đối với nông sản có giá trị cao và năng lực sản xuất tốt của Việt Nam như trái sầu riêng, hoặc tổ yến… tại thị trường Trung Quốc;
Tổ chức hiệu quả các chương trình xúc tiến thương mại, nhất là các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia và tổ chức đoàn doanh nghiệp tham gia các Hội chợ triển lãm lớn tại thị trường Trung Quốc
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng giao Cục Xuất nhập khẩu nhiệm vụ tăng cường công tác theo dõi, dự báo thị trường, ngành hàng trong nước và quốc tế để kịp thời thông tin cho doanh nghiệp và đề xuất phản ứng chính sách cho phù hợp;
Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn doanh nghiệp tận dụng tối đa các ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do Việt Nam và trung Quốc là viên của ACFTA, RCEP trong hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu..
Vụ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Vụ Thị trường châu Á - châu Phi nghiên cứu các biện pháp quản lý của Trung Quốc tại Lệnh số 259 của Tổng cục Hải quan về biện pháp quản lý đối với việc chấp nhận kết quả giám định hàng hóa xuất nhập khẩu, trước mắt đối với mặt hàng dệt may để có thể kịp thời phối hợp ỗ trợ các doanh nghiệp liên quan của Việt Nam.
Các Thương vụ, Chi nhánh Thương vụ, Văn phòng Xúc tiến thương mại Việt Nam tại Trung Quốc, tích cực tìm kiếm và kết nối đối tác xuất khẩu, nhập khẩu tại địa bàn phụ trách nhằm tìm đầu ra cũng như nguồn cung ứng hàng hóa cho các doanh nghiệp Việt Nam;
Theo dõi sát sao các diễn biến của thị trường ( cung cầu, giá cả hàng hóa, dự trữ hàng hóa), những điều chỉnh chính sách có thể ảnh hưởng đến họat động xuất nhập khẩu của Việt Nam và Trung Quốc;
Tăng cường các hoạt động hỗ trợ kết nối, tìm kiếm các đối tác hợp tác thương mại và đầu tư cho các doanh nghiệp Việt Nam…
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số được giao tiếp tục trao đổi với phía Trung Quốc để thúc đẩy việc mở gian hàng quốc gia trên sàn thương mại điện tử JD.com nhằm thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng chất lượng cao, hàng nông sản, đặc sản của Việt Nam sang Trung Quốc.
Năng lượng mặt trời, gió - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.09.2023
Điện mặt trời áp mái thương mại tại Việt Nam có sức hút thế nào?

Thương mại Việt – Trung vượt 120 tỷ USD

Hiện tại, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai và là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Thương mại hai chiều giữa Việt Nam - Trung Quốc đã chính thức vượt mốc 120 tỷ USD sau 9 tháng đầu năm 2023.
Thành quả này là nhờ sự nỗ lực của cả hai nước trong việc hoàn thiện, liên kết hạ tầng logistics; đa dạng hóa các phương thức vận tải, đáp ứng tối đa tiềm năng và nhu cầu xuất nhập khẩu của hai bên.
Hiện các doanh nghiệp Việt Nam đang chuẩn bị đơn hàng xuất khẩu sang Trung Quốc để phục vụ cho dịp Tết Nguyên đán năm 2024. Được biết, 100% sản phẩm được vận chuyển trực tiếp bằng đường biển đến cảng nội địa Trung Quốc.
Theo bà Trần Thị Yến Phi, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ DSW, Trung Quốc sở hữu nhiều cảng biển lớn nhỏ, do đó hàng hóa được vận chuyển bằng vận tải biển sẽ mang lại nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, giảm thiểu rủi ro và chi phí. Ngoài ra, các vấn đề thông quan cũng như thủ tục hải quan cũng dễ dàng tiếp cận hơn.
Trong khi đó, vận tải hàng không cũng ngày càng được nhiều doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam và Trung Quốc lựa chọn, nhờ ưu điểm thời gian vận chuyển ngắn, hệ thống kho lạnh, kho bãi đồng bộ. Công ty TNHH Harvest Global Forwarding Việt Nam cho biết, có thời điểm đơn vị tiếp nhận 70 tấn hàng trong một ngày.
"Cơ sở hạ tầng vận tải hàng không của Việt Nam tương đối hoàn thiện, sân bay Hà Nội có 3 nhà ga hàng hóa quốc tế và 1 nhà ga hàng hóa tốc hành. Nhà ga tuy không lớn nhưng hoạt động 24/24 nên lượng hàng hóa thông qua hàng ngày rất lớn", ông Chen Shuai, Giám đốc Harvest Global Forwarding Việt Nam, nói.
Ngoài đường biển và đường không, việc phát triển hệ thống đường sắt liên vận quốc tế Việt – Trung cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo giao thương thông suốt, góp phần giảm tải cho vận tải đường bộ.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.10.2023
Sau Biden, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể sắp thăm Việt Nam

"Hiện Việt Nam và Trung Quốc đang phát triển đường sắt, xây dựng hệ thống tàu nhanh, tàu chuyên biệt thúc đẩy thông quan quan nhanh chóng. Đặc biệt, với container lạnh tự hành đường sắt, ngày càng nhiều các loại nông sản, hải sản của Việt Nam được chuyển nhanh chuyển thẳng sang Trung Quốc", VTV dẫn lời ông Yang Song, Công ty TNHH Thương mại Quốc tế Xuất nhập khẩu Songyi, chia sẻ.

Theo ông Nông Đức Lai, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Trung Quốc, hiện Việt Nam có 128 sản phẩm, 48 loại thủy sản sống được phép xuất khẩu sang Trung Quốc. Trong số đó, nhiều hàng hóa không chỉ được phân phối, tiêu thụ ở thị trường phía Nam và khu vực cửa khẩu, mà còn được đưa đến các khu vực nằm sâu trong nội địa Trung Quốc.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала