Tuyên bố đúng và trúng của Phó Thống đốc Đào Minh Tú

© Ảnh : TTXVN- Nguyễn Tuấn AnhÔng Đào Minh Tú, Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát biểu tại hội nghị.
Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát biểu tại hội nghị.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.10.2023
Đăng ký
Không có doanh nghiệp thì ngân hàng sống với ai? Phó Thống đốc Đào Minh Tú nhắc nhở các ngân hàng thương mại không thể khư khư giữ lãi suất cao vì lãi suất cao thì doanh nghiệp “nghỉ chơi”.
Ngân hàng Nhà nước phải cân nhắc hài hòa nhiều yếu tố trong điều hành chính sách tiền tệ, lãi suất luôn là bài toán khó.

Doanh nghiệp càng minh bạch càng tốt

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa tổ chức Hội nghị Kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp khu vực Tây Nguyên tại Đắk Lắk, như Sputnik đưa tin.
Theo cổng thông tin của Ngân hàng Nhà nước, tại hội nghị, đại diện các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng đã nêu các ý kiến thực tế về tình hình sản xuất, kinh doanh trên địa bàn Tây Nguyên, các khó khăn, vướng mắc mà doanh nghiệp, địa phương phải đối mặt trong giai đoạn vừa qua.
Các doanh nghiệp đánh giá cao những hỗ trợ của ngân hàng trong những năm qua, đồng thời, tiếp tục có những đề xuất về ưu tiên nguồn vốn tín dụng cho khu vực; tháo gỡ khó khăn về tài sản bảo đảm; thủ tục, điều kiện vay vốn; tăng cường triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, chính sách tín dụng ưu tiên, ưu đãi của Chính phủ..
Đại diện các tổ chức tín dụng cũng chia sẻ những nỗ lực thực hiện các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. Trong đó, đại diện các TCTD và các chi nhánh tại địa bàn của BIDV, Vietcombank, Agribank, HDBank… đã có những trao đổi, trực tiếp đối thoại, giải đáp và nêu các giải pháp cụ thể tháo gỡ những vướng mắc được nêu của doanh nghiệp.
Trong đó, bà Phùng Thị Bình - Phó Tổng Giám đốc Agribank giải thích với doanh nghiệp cho biết, để cho vay được tín chấp, ngân hàng cần phải kiểm tra tính minh bạch, tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Tòa nhà văn phòng trung tâm Agribank. - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.10.2023
Agribank "ngập" trong nợ xấu của hệ sinh thái Tân Hoàng Minh
“Hiện có nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra bắt cung cấp các báo cáo, đặc biệt là báo cáo thuế, nếu như báo cáo lệch nhau thì sẽ bị quy trách nhiệm”, đại diện Agribank nói.
Đối với kiến nghị của doanh nghiệp về việc ngân hàng tạo điều kiện cho vay tín chấp, Phó Tổng Giám đốc Agribank cho rằng, các doanh nghiệp cần chủ động xây dựng các dự án, phương án sản xuất kinh doanh khả thi, tăng cường quản lý tài khoản dòng tiền, minh bạch tài chính, chủ động tiếp cận, đề xuất để ngân hàng có cơ sở cho vay vốn với những dự án mới hoặc tháo gỡ khó khăn trong quá trình hoạt động.
Phó Tổng giám đốc BIDV Trần Phương cũng đề nghị doanh nghiệp để tạo niềm tin cho ngân hàng cần đẩy mạnh lĩnh vực kinh doanh cốt lõi, đẩy mạnh tái cơ cấu, đa dạng hóa thị trường tiêu thụ, tích cực chuyển đổi số… để tăng khả năng tiếp cận vốn.

Ngân hàng cố tình để lãi suất cao doanh nghiệp nghỉ chơi

Về điều hành lãi suất, Phó Thống đốc thừa nhận, điều hành lãi suất là bài toán khó nhất trong điều hành kinh tế vĩ mô hiện nay.
Thêm vào đó, hiện nay một số khoản vay của doanh nghiệp vẫn phải chịu lãi suất cao (chủ yếu là những khoản vay cũ).
Tuy quyền quyết định lãi suất cho vay ở mức nào là của ngân hàng thương mại, song lãnh đạo NHNN cũng nhắc lại rằng, các ngân hàng phải điều hành lãi suất phù hợp với mặt bằng chung.
Bên cạnh thực hiện chủ trương giảm lãi suất của Chính phủ thì việc giảm lãi suất còn là yêu cầu bắt buộc để ngân hàng cạnh tranh lẫn nhau.
“Ngân hàng nào cố tình duy trì lãi suất cho vay cao sẽ bị doanh nghiệp nghỉ chơi”, Phó Thống đốc nói.
Theo Phó Thống đốc Đào Minh Tú, điều hành lãi suất thời gian tới sẽ theo hướng ổn định, hạ thêm nữa khi có điều kiện, kể cả lãi suất điều hành cũng có thể giảm thêm nếu điều kiện phù hợp.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.10.2023
Rất nhanh, Ngân hàng Nhà nước đã cắt giảm lãi suất 150 điểm cơ bản
Do đó, Phó Thống đốc nhắc nhở các ngân hàng thương mại phải tính toán, không thể khư khư giữ lãi suất cao vì sẽ “không ai chơi” trong bối cảnh thị trường ngày càng công khai, minh bạch về giá cả, lãi suất. Đây là nhận định rất đúng và rất trúng của đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, nhất là khi nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, doanh nghiệp vì nhiều nguyên nhân ngại đi vay tiền, còn các ngân hàng lại dư thừa vốn, ế vốn.
Phó Thống đốc cho biết, hiện cả nước có hơn 100 ngân hàng lớn nhỏ, chưa kể các công ty tài chính cho vay tiêu dùng, quỹ tín dụng nhân dân… Không có cớ gì mà doanh nghiệp phải phụ thuộc vào một ngân hàng. Đây là quyền lựa chọn của người đi vay theo cơ chế thị trường.

“Nếu không có doanh nghiệp thì ngân hàng sống với ai? Ngân hàng cần doanh nghiệp. Doanh nghiệp khỏe, làm có lãi thì mới trả nợ được cho ngân hàng. Thế nên cần phải tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Nếu ngân hàng chỉ nhìn vào việc đạt chỉ tiêu lợi nhuận mà không chịu hạ lãi suất thì sao ổn”, Báo Đầu tư dẫn lời Phó Thống đốc Đào Minh Tú nêu rõ.

Hiện cạnh nhóm big 4 đã tiên phong hạ sâu lãi suất, Phó Thống đốc yêu cầu các ngân hàng tiếp tục chủ động giảm lãi suất cho vay, nhất là với các khoản vay cũ.
Tất nhiên, khi lãi suất giảm sâu, sự ổn định tỷ giá có nguy cơ bị phá vỡ, ảnh hưởng tới vay nợ nước ngoài, xếp hạng tín nhiệm quốc gia… Đây là điều buộc NHNN phải cân nhắc hài hòa nhiều yếu tố trong điều hành chính sách tiền tệ. Lãi suất luôn là bài toán khó trong công tác điều hành của NHNN.

Hỗ trợ kinh tế Tây Nguyên

Bà Hà Thu Giang – Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế thông tin tại hội nghị cho biết, đến cuối tháng 9/2023, tín dụng đối với nền kinh tế đạt trên 12,7 triệu tỷ đồng, tăng 6,92% so với cuối năm 2022, đạt mức tăng trưởng cao so với các tháng gần đây.
Riêng khu vực Tây Nguyên, tính đến 30/9/2023, huy động vốn của các tổ chức tín dụng tại khu vực đạt 269.417 tỷ đồng, tăng gần 8%, tổng dư nợ tín dụng đạt 508.102 tỷ đồng, tăng 6,0% so với 31/12/2022, chiếm khoảng 4,01% tổng dư nợ nền kinh tế. Cơ cấu tín dụng chuyển dịch hỗ trợ đắc lực cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các động lực tăng trưởng của vùng.
Cơ cấu tín dụng chuyển dịch hỗ trợ đắc lực cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các động lực tăng trưởng của vùng (như tín dụng một số ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn; dư nợ các lĩnh vực trọng điểm của vùng tăng tốt...).
Các TCTD trên địa bàn đã giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng, lãi suất cho vay bình quân của NHTM trong nước đối với khoản cho vay mới và cũ trên địa bàn ở mức 7,3% - 9,1%.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.10.2023
Động thái mới của NHNN liên quan đến bảo hiểm liên kết đầu tư
“Kết quả trên cho thấy dòng vốn tín dụng ngành Ngân hàng đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, tập trung vào các lĩnh vực, ngành hàng là thế mạnh, chủ lực của khu vực Tây Nguyên theo đúng định hướng chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính và NHNN”, báo cáo nhấn mạnh.
Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú nêu rõ, khu vực Tây Nguyên có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh, cũng là vùng có nhiều tiềm năng lợi thế về phát triển nông, lâm nghiệp xuất khẩu.

“Thời gian qua ngành ngân hàng đã triển khai nhiều giải pháp về tiền tệ, tín dụng, lãi suất, nỗ lực trong việc phát triển mạng lưới, quy mô hoạt động; tập trung các nguồn lực, đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn và dịch vụ ngân hàng góp phần tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ thị trường, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế, trong đó có của khu vực Tây Nguyên tiếp cận nguồn vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh”, Phó Thống đốc nói.

Thời gian tới, NHNN cũng đồng thời đảm bảo triển khai có hiệu quả các giải pháp điều hành tiền tệ, tín dụng, lãi suất, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế, chính sách tín dụng và luôn sẵn sàng triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng phát triển kinh tế trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала