Top 10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam: Địa điểm trekking

© Sputnik / Pavel Lvov / Chuyển đến kho ảnhCô gái tỉnh Lào Cai, Việt Nam
Cô gái tỉnh Lào Cai, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.12.2023
Đăng ký
Việt Nam sở hữu những ngọn núi cao hùng vĩ. Với dãy núi dài trải dọc từ Bắc đến Nam, Việt Nam là điểm đến lý tưởng cho các tín đồ trekking khám phá. Chinh phục đỉnh của những ngọn núi cao nhất của đất nước như Fansipan, Pu Si Lung, và Phan Xi Păng đòi hỏi tinh thần phiêu lưu và sự kiên nhẫn để chinh phục.
Dưới đây là top 10 địa điểm trekking trên những ngọn núi cao nhất Việt Nam.

Top 10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam

Fansipan 3143m (Lào Cai)

Độ cao: 3143m
Địa điểm: Thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, cách thị trấn Sapa khoảng 9km theo hướng Tây Nam, thuộc Tây Bắc Việt Nam.
Ngày di chuyển: 3 ngày 2 đêm
Thời gian đi lý tưởng: săn mây đẹp nhất từ tháng 10 tháng 4 năm sau. Hoặc săn tuyết từ tháng 12 – đầu tháng 2.
Đây là ngọn núi cao nhất tại Việt Nam hay còn được gọi là “nóc nhà Đông Dương”. Với độ cao 3143m so với mực nước biển, Fansipan là điểm đến của rất nhiều dân leo núi trong và ngoài nước.
Nằm cách thị trấn Sapa khoảng 10km, ngọn núi này có nhiều tuyến đường leo núi để chinh phục, tuy nhiên tuyến Trạm Tôn (2 ngày 1 đêm) và sau đó là tuyến Cát Cát (3 ngày 2 đêm) là hai tuyến được lựa chọn nhiều nhất.
Đáng chú ý, mặc dù Fansipan là ngọn núi cao nhất, nhưng lại thuộc hạng ngọn núi dễ chinh phục nhất. Vì thế, nếu bạn là người mới bắt đầu khám phá leo núi, hãy chọn đỉnh cao này là điểm đến.
© Flickr / Nat FriedmanFansipan
Fansipan - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.12.2023
Fansipan

Pusilung 3083m (Lai Châu)

Độ cao: 3083m
Vị trí: Nằm ở gần cột mốc 42, biên giới Việt Trung thuộc địa phận xã Pa Vệ Tẻ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.
Địa hình: Hành trình dài (100km cả đi lẫn về), nhiều suối lớn và ghềnh đá
Thời gian di chuyển: 4 ngày 3 đêm
Thời gian đi lý tưởng: tháng 2-3-4 vào mùa hoa đỗ quyên
Nếu như Fansipan được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương thì Pusilung cũng được nhắc tới như nóc nhà của ải biên giới Việt Nam. Pusilung sở hữu địa hình hỗn hợp tương đối phức tạp nhưng chủ yếu là đường xuyên rừng với những dốc trơn và suối lớn, bao quanh bởi rừng già cổ thụ. Hành trình chinh phục Pusilung: đi bộ qua các sườn đồi, nhưng vượt qua những con dốc 2-3 tiếng liên tục thực sự là một thử thách không dễ. Thậm chí với những người mới, 10 người đi thì 8 người bỏ cuộc dọc đường là chuyện bình thường. Đến nay, Pusilung vẫn được coi như đỉnh núi khó chinh phục nhất. Đó cũng là niềm ao ước chinh phục của những người đam mê leo núi.
Cô gái mặc aó dài Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.11.2023
Top 15 di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam được UNESCO công nhận

Putaleng 3049m (Lai Châu)

Độ cao: 3049m
Địa điểm: xã Tả Lẻng, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu
Địa hình: rừng trúc, suối
Thời gian di chuyển: 3 ngày 2 đêm
Thời gian đi lý tưởng: tháng 12 đến tháng 3 năm sau
Đây là ngọn núi có độ cao thứ ba tại Việt Nam đạt 3049m. Tuyến đường chinh phục thông thường của ngọn núi này bắt đầu từ xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường, thành phố Lai Châu. Điểm kết thúc của tuyến đường nằm tại xã Tả Lèng, huyện Tam Đường, thành phố Lai Châu.
Hành trình chinh phục đỉnh cao này đi qua khu rừng nguyên sinh với sự đa dạng của thảm thực vật. Rêu và địa y phủ một cách dày đặc trên cả thân cây cổ thụ và các tảng đá. Qua các con suối trong vẻ đẹp tự nhiên, rừng trúc sâu thẳm và những cây đỗ quyên cao ngất ngưởng, cảnh tượng hoa rực rỡ và êm ái làm say đắm lòng người.
© Ảnh : VietMountainsPutaleng
Putaleng - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.12.2023
Putaleng

Bạch Mộc Lương Tử 3046m (Ky Quan San)

Độ cao: 3046m
Địa điểm: nằm tại ranh giới giữa hai huyện Bát Xát của tỉnh Lào Cai và huyện Phong Thổ của tỉnh Lai Châu.
Địa hình: hỗn hợp tương đối phức tạp
Thời gian di chuyển: 4 ngày 3 đêm (3 ngày 2 đêm)
Thời gian đi lý tưởng: Thời gian giao mùa xuân hè
© Ảnh : Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịchBạch Mộc Lương Tử
Bạch Mộc Lương Tử - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.12.2023
Bạch Mộc Lương Tử
Kỳ Quan San - Kou Kouan Chan (hay còn được biết đến với tên gọi Bạch Mộc Lương Tử) xếp thứ 4 trong danh sách các đỉnh núi cao nhất Việt Nam. Gần đến đỉnh, bạn sẽ thấy cánh rừng gỗ trắng, và đây chính là lý do mà Kỳ Quan San được gọi bằng tên Bạch Mộc Lương Tử.
Để đạt được đỉnh Putaleng, bạn có thể tuân theo lịch trình từ Hồ Thầu rồi di chuyển đến cột mốc độ cao 2380m, sau đó di chuyển từ cột mốc 2400 đến đỉnh Putaleng và cuối cùng là di chuyển xuống núi theo hướng bản Tả Lèng.
Bạch Mộc Lương Tử chủ yếu là đường xuyên qua rừng với dốc trơn và suối lớn, và được bao quanh bởi rừng già cổ thụ, hành trình xuyên rừng, vượt suối và leo dốc để chinh phục đỉnh cao Putaleng.
Fansipan - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.06.2017
Sa Pa và Fansipan lọt Top 10 điểm leo núi lý tưởng ở Đông Nam Á

Phàn Liên San – Khang Su Văn 3012m (Lai Châu)

Độ cao: 3012m
Địa điểm: xã Pa Vây Sử, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu
Địa hình: rừng cổ thụ, rừng thảo quả
Thời gian di chuyển: 3 ngày 2 đêm
Thời gian đi lý tưởng: quanh năm
Khang Su Văn được coi là một bức tường tự nhiên bảo vệ biên giới phía Bắc. Để chinh phục đỉnh này, cần có sự phê duyệt của Đồn Biên Phòng Vàng Ma Chải.
Ngoài rừng chè cổ thụ có tuổi đời hàng ngàn năm, Khang Su Văn còn sở hữu một thảm thực vật đa dạng, bao gồm rừng thảo quả, hoa đỗ quyên trắng và vàng, và khu rừng nguyên sinh chưa phải làm người động đến. Khi trekking đến đây, bạn sẽ có cảm giác như đang quay về thời kỳ rừng cổ đại với cây cao lớn, hình dạng kỳ dị và rêu phủ từ gốc đến ngọn cây, cành lá.
© Ảnh : VietMountainsKhang Su Văn 3012m
Khang Su Văn 3012m  - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.12.2023
Khang Su Văn 3012m

Tả Liên Sơn 2996m (Lai Châu)

Độ cao: 2996m
Địa điểm: bản Tả Lèng, Tam Đường, Lai Châu
Địa hình: vách đá rêu phong
Ngày di chuyển: 2 ngày 1 đêm
Thời gian đi lý tưởng: mùa thu (có rừng lá phong đỏ)
Núi Tả Liên, hay còn được biết đến với tên gọi Núi Cổ Trâu, có hình dáng tương tự như lưng của loài châu sinh sống ở khu rừng nguyên sinh dưới chân núi. Khu rừng Tả Liên với thảm thực vật nguyên sinh đa dạng sẽ khiến ai đi trekking cũng phải kinh ngạc. Hiện nay, nhiều người chọn con đường trekking từ xã Tả Lèng, Tam Đường, Lai Châu. Núi Tả Liên Sơn đứng thứ 6 trong top 10 ngọn núi cao nhất Việt Nam. Tuy nhiên, có thể nói rằng núi này là một trong những ngọn núi dễ chinh phục nhất vì đường đi ngắn (khoảng 12 km, cả chiều đi và về) và không có nhiều đoạn leo dốc.

Tà Chì Nhù – Pú Luông 2979m (Yên Bái)

Độ cao: 2979m
Địa điểm: Trạm Tấu, Pú Luông, Hoàng Liên Sơn
Địa hình: Nhiều cây bụi và dốc núi đá
Ngày di chuyển: 3 ngày
Thời gian đi lý tưởng: săn mây từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau
Nếu nhìn về độ khó, Tà Chì Nhù thường được xếp vào hàng đầu bởi đường đi đa phần có độ dốc cao, ít bóng cây và nhiều đá sỏi. Ngọn núi này là một trong những điểm săn mây lý tưởng, hay còn được gọi là "Thiên đường mây trên vùng đất hạ giới". Tuy nhiên, trong những thời điểm không phải mùa săn mây, ngọn núi này vẫn được biết đến với cái tên "Vương quốc của ánh nắng và gió" do địa hình chủ yếu là đồi trần, hầu như không có chỗ tránh nắng.

Pờ Ma Lung 2967m (Lai Châu)

Độ cao: 2967m
Địa điểm: bản Lang, xã Bản Lang huyện Phong thổ, tỉnh Lai Châu
Địa hình: suối thác lớn cùng rừng nguyên sinh
Ngày di chuyển: 3 ngày 2 đêm
Thời gian đi lý tưởng: tháng 5
Là đường biên giới tự nhiên nằm giữa mốc 83 (1-2), ranh giới trên đường biên Việt – Trung cho phép quan sát toàn cảnh dãy Hoàng Liên Sơn với từng đỉnh núi như Fansipan, Putaleng, Tả Liên, Kỳ Quan San cũng như vùng núi Nhìu Cồ San, Lảo Thẩn, Ngải Thầu từ hướng bên láng giềng. Với độ cao 2967m, Pờ Ma Lung là một trong top 15 đỉnh núi trekking khó nhất ở Việt Nam và là điểm cao nhất kết nối với bức sơn thành Tây Bắc.
Đỉnh Pờ Ma Lung nổi bật với con suối đá lớn nhất Tây Bắc và thác Rồng Tiên 3 tầng tuyệt đẹp. Suối ở đây có vẻ như được tạo ra từ một viên đá vô cùng khổng lồ và dòng nước đã tạo hình thành nó sau hàng triệu năm.
Khu phố cổ Hội An - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.09.2023
10 danh lam thắng cảnh ở Việt Nam: Các điểm tham quan có phong cảnh đẹp

Nhìu Cồ San 2965m (Lào Cai)

Độ cao: 2965m
Địa điểm: xã Y Tý, Lào Cai
Địa hình: suối cạn và rừng già
Ngày di chuyển: 2 ngày 1 đêm
Núi có 3 đỉnh và được đặt tên theo bản cùng tên ở chân núi. Đây là một hành trình trekking kết hợp từ nhiều đỉnh núi ở Tây Bắc, khi bạn có thể đi qua những ngọn đồi bạt gió như Lảo Thẩn, trải nghiệm rừng già như Tả Liên Sơn, vượt suối cạn như Pờ Ma Lung - Putaleng và chiêm ngưỡng những đỗ quyên dọc theo đường lên đỉnh. Tuy đường đi lên đỉnh Nhìu Cồ San ngắn nhưng địa hình khó đi và không có đường mòn với thảm thực vật đa dạng. Do đó, khi leo núi, bạn phải tập trung và cảnh giác.

Lùng Cúng 2913m (Yên Bái)

Độ cao: 2913m
Địa điểm: xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải – ranh giới giữa Yên Bái và Lào Cai
Địa hình: địa hình đồi cỏ, rừng rậm, rừng trúc
Ngày di chuyển: 2 ngày 1 đêm
Thời gian đi lý tưởng: tháng 9 đến tháng 3
Đỉnh Lùng Cúng được đặt theo tên một bản làng đặt sâu trong vùng núi hiểm trở nhất tại xã Nậm Có, huyện Mù Căng Chải, Yên Bái. Hành trình leo núi có thể khó khăn nhưng lại mang đến cơ hội thưởng ngoạn vẻ đẹp vô tận của cánh rừng nguyên sinh kéo dài và thảm thực vật đa dạng với rừng trúc và tre xanh mướt cùng với những đồi cỏ lau bạt ngàn đung đưa trong gió. Hành trình Trekking Lùng Cúng không chỉ thách thức sự kiên trì và bền bỉ của chính bản thân, mà còn để trân trọng và chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo của Lùng Cúng, một nơi không thể tìm thấy ở đâu khác.
Lùng Cúng 2913m - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.12.2023
Lùng Cúng 2913m

Những địa điểm đẹp trên núi

Việt Nam là một quốc gia phong cảnh đa dạng và nổi tiếng với những cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, đặc biệt là những địa điểm núi non hùng vĩ. Được bao bọc bởi sương mù mỏng manh và những đám mây trôi qua, top 10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam mà Sputnik vừa liệt kê phía trên là những điểm đến tuyệt vời không thể bỏ qua.
Với những thửa ruộng bậc thang uốn lượn đẹp tựa tranh vẽ, nơi đây thu hút du khách bởi vẻ đẹp mộng mơ và yên bình của vùng núi cao Tây Bắc. Ngoài ra, du khách còn có cơ hội tìm hiểu văn hóa độc đáo của người dân tộc thiểu số H'mong, nơi đây còn là nơi biểu diễn các lễ hội truyền thống đầy sắc màu.
Bên cạnh đó, một trong những địa điểm đẹp trên núi tại Việt Nam là Núi Bà Đen (nằm ở tỉnh Tây Ninh). Núi Bà Đen không chỉ có vẻ đẹp tự nhiên hùng vĩ mà còn mang trong mình những giá trị tâm linh và lịch sử đặc biệt. Du khách có thể leo núi để chiêm ngưỡng toàn cảnh vùng đất xanh tươi, tham quan các ngôi đền và chùa trên đỉnh núi, hoặc tham gia các hoạt động thể thao mạo hiểm như leo núi, trượt dốc, hay thám hiểm hang động.
Ngoài Núi Bà Đen, còn có nhiều địa điểm núi đẹp khác tại Việt Nam như Núi Langbiang ở Đà Lạt, với khung cảnh hữu tình và huyền bí; Núi Mằn ở Quảng Ninh, với hệ thống hang động độc đáo. Hay có những con đèo đẹp như Quản Bạ, Mã Pì Lèng và Cán Cấu khi khám phá núi Hà Giang. Những con đèo này mang lại những khung cảnh hùng vĩ và đẹp mắt, thu hút rất nhiều du khách và những người yêu thích chinh phục địa hình núi. Các địa điểm này đều mang đến cho du khách những trải nghiệm tuyệt vời về thiên nhiên và văn hóa địa phương.
MEDI Thiên Sơn, khu du lịch chữa lành đầu tiên tại Việt Nam  - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.07.2023
Nhân tài Việt không mặn mà với Nhật mà hướng về Hoa Kỳ

Địa điểm leo núi

Việt Nam là vùng đất có nhiều địa điểm độc đáo để thực hiện trekking trên ngọn núi. Fansipan, nằm trong dãy núi Hoàng Liên Sơn, được biết đến là "Nóc nhà Đông Dương" và là điểm đến phổ biến cho những người yêu thích leo núi. Bên cạnh cung đường trekking tới Fansipan không chỉ mang đến trải nghiệm khám phá vẻ đẹp hùng vĩ của dãy núi mà còn kết thúc bằng việc đạt đỉnh cao nhất của Việt Nam. Ngoài ra, các địa điểm như núi Cấm Sơn ở Ninh Bình, núi Bà Đen ở Tây Ninh cũng mang đến những trải nghiệm trekking độc đáo với cảnh quan thiên nhiên đa dạng và phức tạp.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала