- Sputnik Việt Nam, 1920
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Sau khi Kiev tăng cường tấn công DNR và LNR, theo yêu cầu của các nước cộng hòa này, Nga đã công nhận nền độc lập của họ. Lực lượng an ninh Ukraina tiếp tục tấn công Donbass. Ngày 24/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo rằng ông đã quyết định về một chiến dịch quân sự đặc biệt.

Đừng trách “đao kiếm vô tình”

© Sputnik / Stanislav Krasilnikov / Chuyển đến kho ảnhMLRS "Grad" trên hướng Krasnyi Lyman
MLRS Grad trên hướng Krasnyi Lyman - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.01.2024
Đăng ký
Liên quan đến việc 60 lính đánh thuê chủ yếu là người Pháp bị tiêu diệt hôm 16/1 tại Kharkov: Phía bên kia chiến tuyến là “địch”, UAV hay bom lượn không phân biệt quốc tịch và dân tộc; quân đội Nga hoàn toàn có lý khi tấn công các mục tiêu quân sự và các mục tiêu phục vụ cho mục đích quân sự.
Theo tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga ngày 17/1, quân đội Nga đã phá hủy một điểm triển khai tạm thời của lính đánh thuê nước ngoài ở Kharkov bằng một cuộc tấn công có độ chính xác cao.
“Vào tối ngày 16/1, Lực lượng vũ trang Nga đã thực hiện một cuộc tấn công có độ chính xác cao vào điểm triển khai tạm thời của các chiến binh nước ngoài ở thành phố Kharkov, trong đó chủ yếu là lính đánh thuê Pháp”, - thông báo của BQP Nga cho biết.
Liên quan đến những cuộc tập kích vào lực lượng lính đánh thuê nước ngoài ở Ukraina và chiến lược chỉ đánh các cơ sơ quân sự của quân đội Nga, Sputnik đã có cuộc phỏng vấn Đại tá Nguyễn Minh Tâm, nhà phân tích các vấn đề chính trị và quân sự quốc tế, nguyên giám đốc Trung tâm thông tin và khoa giáo, Bộ Công An (BCA).

Mục đích chính của Mỹ và phương Tây vẫn là kích động tinh thần bài Nga, chống Nga ở “lục địa già”

Sputnik: Thưa Đại tá Nguyễn Minh Tâm, một điểm rất đáng chú ý rằng, sau cuộc tấn công nói trên của quân đội Nga, hơn 60 lính đánh thuê đã bị tiêu diệt và hơn 20 người được đưa đến các cơ sở y tế, trong đó chủ yếu là lính đánh thuê Pháp. Tòa nhà nơi họ ở đã bị phá hủy hoàn toàn.
Đại tá có bình luận gì về sự việc này?

Đại tá Nguyễn Minh Tâm, nhà phân tích, nguyên giám đốc Trung tâm thông tin và khoa giáo, BCA:
Những người lính đã từng tham chiến trên các chiến trường từ cổ chí kim từ hàng nghìn năm trước đây đều thống nhất một chân lý mà người Trung Quốc cổ đại đã đúc kết là “gươm giáo vô tình”. Và ngày nay, những người lính trong chiến tranh hiện đại cũng thống nhất nhận thức về một điều tương tự. Đó là “đạn dược không có mắt”. Điều đó có nghĩa là các vũ khí, từ viên đạn bộ binh, viên đạn pháo cho đến quả tên lửa, quả bom và các loại vũ khí gây sát thương khác đều không phân biệt đâu là người Anh, người Mỹ, người Pháp, người Ukraina, người Đức.v.v… Tất cả đều được liệt vào một “cái rọ” chung là “đối phương”.
Điều đó có nghĩa là trên chiến tuyến, binh sĩ các bên chỉ có hai lực lượng đối địch nhau. Theo ngôn ngữ quân sự Việt Nam thì đó là “ta” và “địch”. Như vậy đấy, ngay cả trong ngôn ngữ quân sự cũng không có và người lính cũng không thể phân biệt “kẻ địch” phía bên kia chiến tuyến là người thuộc quốc tịch nào, dân tộc nào chứ đừng nói đến các UAV hay các quả bom lượn.
Công việc của các lực lượng đặc biệt của Liên bang Nga trên các vị trí của Lực lượng vũ trang Ukraina trên hướng Kharkov - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.01.2024
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
“Nói ít làm nhiều” - Chuyên gia Trung Quốc bình luận về lính đánh thuê Pháp bị quân Nga tiêu diệt
Cho nên, việc hệ thống truyền thông Mỹ và phương Tây lần đầu tiên thú nhận việc này hẳn phải có một ý đồ chính trị chứ họ chẳng thương xót gì những người Pháp đã chết trận kia. Mục đích chính của Mỹ và phương Tây vẫn là kích động tinh thần bài Nga, chống Nga ở “lục địa già” và đặt tổng thống Pháp Emmanuel Macron trước sự lựa chọn: “Hoặc anh đi một mình và sẽ bị người dân Pháp chống đối, hoặc là anh đi cùng chúng tôi”.

Cho dù chính quyền Pháp không tuyên bố tham chiến nhưng họ đã vô trách nhiệm với công dân của mình

Sputnik: Chính thức thì Pháp không tham gia chiến sự ở Ukraina. Theo Đại tá thì dù vậy, chính phủ Pháp có phải chịu trách nhiệm gì không?
Đại tá Nguyễn Minh Tâm, nhà phân tích, nguyên giám đốc Trung tâm thông tin và khoa giáo, BCA:
Ngay từ trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, người Pháp đã có hẳn một quy chế pháp lý về “lính Lê dương” (tiếng Pháp là “Légion étrangère”). Đây là những người Pháp và những người thuộc “lãnh thổ hải ngoại của Pháp” ký hợp đồng với Bộ Quốc phòng Pháp để trở thành lính đánh thuê cho Pháp và được trả lương, được thưởng các loại huân huy chương tùy theo thành tích, được làm nghi lễ chôn cất như quân nhân Pháp khi tử trận. Tuy nhiên, những lính lê dương này chiến đấu dưới lá cờ của Nhà nước Pháp, được pháp luật của Nhà nước Pháp bảo vệ.
Nhưng những người lính mang quốc tịch Pháp tử trận ở Ukraina và trong một số trường hợp khác đều không đại diện cho bất kỳ một quốc gia nào. Mặc dù họ chiến đấu bên phe Ukraina nhưng chính quyền Ukraina không trả lương cho họ mà các công ty tuyển mộ lính đánh thuê trả lương cho họ. Và đến lượt mình, chính quyền Kiev phải trả tiền cho các công ty tuyển mộ lính đánh thuê này.
Sự việc này nói lên hai điều về một dạng lính đánh thuê mới. Một là quốc gia có lính đánh thuê là người mang quốc tịch nước mình không phải chịu trách nhiệm đối với những công dân nước mình tham gia hàng ngũ lính đó, bất kể họ chiến đấu ở đâu và cho ai. Hai là bản thân chính quyền Kiev cũng là một chính quyền đánh thuê khi họ thuê lại các công ty tuyển mộ lính đánh thuê ở các quốc gia đã tài trợ cho họ tiền bạc, vũ khí và phương tiện chiến tranh. Cuối cùng thì chỉ có máu người là phải đổ trên chiến trường, còn tiền bạc, lợi nhuận thì vẫn chảy về “cái túi không đáy” của các ông chủ Mỹ và phương Tây.
Điều quan trọng nhất là một số chính quyền phương Tây nghe theo lệnh của Mỹ đã không ngăn cản công dân của mình tham gia đầu quân cho các công ty tuyển lính đánh thuê của Mỹ; trong đó có các chính phủ Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha.v.v… Vì vậy, chính quyền các nước này đã chứng tỏ sự vô trách nhiệm của họ đối với các công dân của mình khi để cho họ tự do tham chiến ở Ukraina. Còn bây giờ thì chính quyền của Emmanuel Macron sẽ phải trả lời trước những bà mẹ Pháp, những người vợ Pháp, những đứa trẻ Pháp về việc con họ, chồng họ, cha họ đã tử trận nhân danh cái gì?
Cho dù chính quyền Pháp không tuyên bố tham chiến nhưng họ đã vô trách nhiệm khi để công dân mình lao vào chỗ chết mà không có một sự khuyến cáo hay ngăn chặn nào. Vậy thì trách nhiệm của họ ở đâu với các công dân Pháp?
Những người lính Ukraina trong vị trí của họ trên tiền tuyến gần Soledar, Ukraina - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.01.2024
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
“Bạn sẽ trở thành mục tiêu”: Nga sẽ không để cho lính đánh thuê tự do ra vào Ukraina

Quân đội Nga hoàn toàn có lý do để tấn công các mục tiêu quân sự và các mục tiêu sử dụng cho mục đích quân sự

Sputnik: Nga luôn khẳng định và tuyên bố chỉ đánh vào các mục tiêu quân sự. Đại tá có thể cho biết đánh giá của ông về đường lối này của Nga?
Đại tá Nguyễn Minh Tâm, nhà phân tích, nguyên giám đốc Trung tâm thông tin và khoa giáo, BCA:
Đây là điều hoàn toàn đúng đắn!
Nếu ai đã từng biết đến những trận bom B-52 Mỹ đã dội vào Hà Nội chỉ trong 12 ngày đêm cuối năm 1972 thì có thể phân biệt rất rõ lập trường của Nga trong cuộc chiến ở Ukraina và lập trường của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam trái ngược nhau đến mức nào.
Ở Ukraina, quân đội Nga chỉ tấn công các mục tiêu quân sự và những mục tiêu dân sự nhưng đang được sử dụng cho mục đích quân sự. Đây là điều hoàn toàn rõ ràng. Các khách sạn, bệnh viện, thậm chí là trường học ở Ukraina bị biến thành các sở chỉ huy của quân đội Ukraina, thành các nơi hội họp của các chỉ huy quân sự Ukraina với các cố vấn quân sự đến từ các quốc gia NATO; thậm chí biến thành nơi chứa vũ khí, đạn dược và các phương tiện chiến tranh. Vậy là một mục tiêu vốn là dân sự đã bị chính quyền Kiev biến thành mục tiêu dân sự. Do đó, quân đội Nga hoàn toàn có lý do để tấn công các mục tiêu này.
Còn ở Việt Nam, người Mỹ biện bạch rằng họ ném bom “nhầm” vào Bệnh viện Bạch Mai chỉ vì bệnh viện này nằm cách sân bay Bạch Mai (một sân bay chỉ dùng cho máy bay cánh quạt để huấn luyện thể thao) có 100 yard. Còn vụ ném bom vào khu phố Khâm Thiên làm chết hơn 2.300 người, bị thương hơn 1.000 người, phá hủy hơn 6.000 ngôi nhà thì người Mỹ biện bạch rằng khu phố này nằm gần Bộ Công an Việt Nam. Quả là những lời lấp liếm không thể chấp nhận được. Và vừa qua, chính quyền Kievcũng biện bạch kiểu như vậy khi họ tấn công các cơ sở dân sự ở Belgorod và Voronezh.
Việc Ukraina biến các cơ sở dân sự như bệnh viện, khách sạn, trường học.v.v… thành những cơ sở quân sự của quân đội Ukraina và các cố vấn quân sự NATO thì họ phải tự chịu trách nhiệm. Việc chính quyền Kiev biến các xe buýt, các đàn tàu hỏa vốn là mục tiêu dân sự thành các xe chở quân, các đoàn tàu vận chuyển vũ khí, biến các cơ sở sản xuất điện năng phục vụ cho mục đích quân sự cũng là do họ phải tự chịu trách nhiệm với nhân dân của họ.
Đừng trách “đao kiếm vô tình”!
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала