Có kho báu lớn thứ hai thế giới, Việt Nam muốn nhận chuyển giao công nghệ đặc biệt

© Ảnh : Public domainĐất hiếm
Đất hiếm - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.02.2024
Đăng ký
Dù được đánh giá sở hữu kho báu đất hiếm trữ lượng lớn thứ hai thế giới và được kỳ vọng có thể phá thế độc tôn về nguồn cung đất hiếm của Trung Quốc nhưng hiện Việt Nam chưa làm chủ được công nghệ chế biến đất hiếm chuyên sâu.
Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ nghiên cứu đề xuất các cơ chế, chính sách thúc đẩy chuyển giao công nghệ đối với các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư sản xuất chất bán dẫn, khai thác và chế biến sâu đất hiếm tại Việt Nam.

Việt Nam đứng thứ hai thế giới về đất hiếm

Đất hiếm được xác định là loại khoáng sản gồm 17 loại vật chất có từ tính và tính điện hóa đặc biệt, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực công nghệ kỹ thuật cao hiện nay.
Đây là một trong những nguyên liệu chiến lược để sản xuất chất bán dẫn - ngành công nghiệp đang được Việt Nam định hướng thúc đẩy để tạo sự tăng trưởng nhanh, bền vững.
Đất hiếm cũng nắm vị trí quan trọng trong các lĩnh vực như thông tin, viễn thông, y tế, năng lượng, giao thông vận tải và quân sự. Đất hiếm là thành phần không thể thiếu trong sản xuất thiết bị công nghệ cao như điện thoại thông minh, máy tính xách tay và thiết bị quốc phòng.
Ngày 29/1, Bộ Khoa học và Công nghệ đăng tải ý kiến trả lời của Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt liên quan đến vấn đề đất hiếm.
Còng tay - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.01.2024
Bán đất hiếm Việt Nam sang Trung Quốc, 5 người bị khởi tố
Cụ thể, tại công văn số 192 do Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt ký hôm 19/1, lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ đã nêu một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp chế biến đất hiếm tại Việt Nam – vốn là quốc gia sở hữu kho báu có trữ lượng được cho là đứng thứ hai thế giới.
Trước đó, cử tri TPHCM đã có kiến nghị gửi tới kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ quan tâm đầu tư cho lĩnh vực công nghệ điện tử, sản xuất chất bán dẫn từ đất hiếm.
Cử tri TPHCM nhắc lại rằng Việt Nam đứng thứ hai thế giới về đất hiếm, đây là một tiềm lực lớn về kinh tế cần được tận dụng.
Theo Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt, Việt Nam đã xây dựng chính sách phát triển sản phẩm vi mạch, chất bán dẫn. Ông dẫn nghị quyết Bộ Chính trị (nghị quyết 23 năm 2028) xác định rõ quan điểm "phát triển công nghệ thông tin, công nghiệp điện tử là con đường chủ đạo" trong phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn 2045.
Các cơ chế, chính sách về thăm dò, khai thác, chế biến sâu đất hiếm có trong các cơ chế chính sách về địa chất, khoáng sản, như Nghị quyết Trung ương số 10 ban hành tháng 2/2022 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Nói về nguồn tài nguyên đất hiếm của Việt Nam, Bộ KH&CN dẫn ước tính của Cục Khảo sát địa chất Mỹ cho biết, Việt Nam được cho là có trữ lượng thứ hai thế giới.
Tổng trữ lượng đất hiếm trên thế giới khoảng 120 triệu tấn, trong đó Việt Nam đạt khoảng 22 triệu tấn, đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Trung Quốc (khoảng 44 triệu tấn).
Đã có nhiều quốc gia muốn hợp tác cùng Việt Nam nhằm phá thế độc quyền về đất hiếm của Trung Quốc như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia…

Việt Nam chưa làm chủ công nghệ chế biến chuyên sâu đất hiếm

Chính phủ đã đặt mục tiêu đến năm 2025 các mỏ đã cấp phép khai thác phải hoàn thành xây dựng cơ bản, đầu tư nghiên cứu công nghệ chế biến ra sản phẩm đất hiếm hỗn hợp dạng carbonat đạt 99%.
Khai thác dầu mỏ  - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.10.2023
Việt Nam khởi động lại mỏ đất hiếm lớn nhất, nhiều nước muốn “nhảy vào”
Đến năm 2030, đối với tổng các oxit đất hiếm (TREO) đạt sản lượng chế biến dự kiến từ 20.000 - 60.000 tấn/năm; đối với đất hiếm riêng rẽ (REO) sẽ đầu tư mới các dự án chiết tách - chế biến đất hiếm tại tỉnh Lai Châu và Lào Cai hoặc địa điểm phù hợp, dự kiến từ 20.000 - 60.000 tấn/năm.
Giai đoạn 2031 - 2050, tập trung chế biến sâu các kim loại đất hiếm, với tổng các oxit đất hiếm từ 40.000 - 80.000 tấn/năm; đầu tư mới nhà máy luyện kim đất hiếm với tổng công suất từ 7.500 - 10.000 tấn/năm.
Trữ lượng đất hiếm lớn nhưng việc khai thác, chế biến và sử dụng hiện nay của Việt Nam chưa tương xứng với tiềm năng hiện có.
Thực tế, đến nay Việt Nam chưa có nhà máy chế biến quặng đất hiếm thành sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu (với hàm lượng tổng oxit đất hiếm phải đạt tối thiểu gần 95%).
Bộ Khoa học và Công nghệ nêu, thông qua triển khai các nhiệm vụ khoa học công nghệ, các nhà khoa học trong nước đã nghiên cứu, làm chủ nhiều công nghệ khai thác, chế biến sâu đất hiếm.
Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu trong nước chủ yếu dừng ở quy mô phòng thí nghiệm, chưa được các doanh nghiệp nghiên cứu áp dụng vào thực tế sản xuất quy mô lớn gắn với việc khai thác quặng đất hiếm từ các mỏ được cấp phép.
Trong khi đó, việc chuyển giao công nghệ từ các nước có công nghệ nguồn cũng gặp nhiều khó khăn do đòi hỏi quy mô đầu tư lớn, các nước giữ bí mật, hạn chế chuyển giao công nghệ.

Việt Nam sẽ thúc đẩy chuyển giao công nghệ đặc biệt

Như đã biết, công nghệ chế biến đất hiếm rất đặc biệt và thông thường, đây là lĩnh vực các nước giữ độc quyền, sẽ rất khó khăn trong công tác đàm phán chuyển giao công nghệ.
Hợp kim nhôm với scandium - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.09.2023
Có thể thành lập liên minh kiểu OPEC+ để kiểm soát đất hiếm và kim loại hiếm
Nói về chiến lược phát triển ngành công nghiệp đất hiếm của Việt Nam, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt cho biết, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ nghiên cứu đề xuất các cơ chế, chính sách thúc đẩy chuyển giao công nghệ đối với các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư sản xuất chất bán dẫn, khai thác và chế biến sâu đất hiếm tại Việt Nam.
Bộ cũng khuyến khích doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư các phòng thí nghiệm, các trung tâm nghiên cứu, đổi mới sáng tạo trong các viện, trường liên quan đến công nghệ bán dẫn, khai thác và chế biến sâu đất hiếm.
Triển khai hiệu quả các chương trình nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp quốc gia đã phê duyệt.
“Trong đó, ưu tiên các nhiệm vụ khoa học công nghệ liên quan đến công nghệ bán dẫn, khai thác và chế biến sâu đất hiếm”, Vnexpress dẫn ý kiến của Bộ trưởng cho biết, đặc biệt là các nhiệm vụ liên quan đến công nghệ sản xuất chất bán dẫn từ nguồn đất hiếm trong nước.
Cùng với đó, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng phối hợp với các bộ ngành nghiên cứu xây dựng và triển khai một số nhiệm vụ quy mô lớn, gắn với dự án đầu tư của doanh nghiệp khai thác, chế biến sâu đất hiếm đủ điều kiện làm nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp sản xuất điện tử, chất bán dẫn trong và ngoài nước.
“Hợp tác với các nước chuyển giao công nghệ bán dẫn, khai thác và chế biến sâu đất hiếm, ưu tiên các quốc gia có công nghệ lõi, sẵn sàng chuyển giao cho Việt Nam”, Bộ trưởng lưu ý.
mỏ vàng - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.01.2024
Quảng Nam: Hàng trăm người dân “tìm cơ hội” ở mỏ vàng hết hạn khai thác
Bộ Khoa học và Công nghệ cũng sẽ tăng cường hoạt động đào tạo, nâng cao chất lương nguồn nhân lực thông qua triển khai các hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực chất bán dẫn và khai thác, chế biến sâu đất hiếm.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường trước đó cho biết, đất hiếm tại Việt Nam phân bố chủ yếu ở vùng Tây Bắc. Khu vực này có những mỏ đất hiếm như Đông Pao, Nam Nậm Xe, Bắc Nậm Xe, Yên Phú đã được thăm dò và xác định giá trị kinh tế.
Khu vực Tây Bắc của Việt Nam cũng tồn tại rất phong phú các đá magma kiềm, á kiềm giàu các nguyên tố đất hiếm, đây là các điều kiện thuận lợi để hình thành các mỏ đất hiếm.
Các mỏ đất hiếm gốc tập trung ở Lai Châu, Lào Cai hay Yên Bái. Hiện nay, mỏ đất hiếm kiểu quặng gốc ở Đông Pao, xã Bản Hon, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu có trữ lượng lớn nhất cả nước, có thể khai thác theo quy mô công nghiệp.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала