70 năm trước không nhiều người tin Việt Nam sẽ mở chiến dịch Điện Biên Phủ

© Ảnh : TTXVN - Nguyễn Trọng ĐứcToàn cảnh hội thảo.
Toàn cảnh hội thảo. - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.03.2024
Đăng ký
Nói về Điện Biên Phủ, theo Đại tá.TS Nguyễn Văn Trường, trong giới chuyên gia quân sự thế giới 70 năm trước, ngay cả phía các bạn Liên Xô, không nhiều người tin rằng Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ hạ quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm này.
Quyết định tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đã trực tiếp làm nên một Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", làm thay đổi lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới.

“Không nhiều chuyên gia thế giới tin ta sẽ đánh cứ điểm Điện Biên Phủ”

Báo Điện tử Đài tiếng nói Việt Nam cho biết, ngày 27/3, Học viện Chính trị phối hợp với Báo Quân đội nhân dân và Viện Lịch sử Đảng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại”.
Phát biểu với tham luận tại Hội thảo, Đại tá.TS Nguyễn Văn Trường – Chủ nhiệm khoa Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (Học viện Chính trị) cho biết, sau 70 năm nhìn lại cho thấy quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ là quyết định chính xác, mang tính lịch sử, thể hiện quyết tâm, tầm nhìn chiến lược của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chính quyết định này đã mở đường cho thắng lợi Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Như đã biết, ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị, Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã thông qua phương án tác chiến mùa xuân năm 1954 của Tổng Quân ủy, quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ với bí danh là “Trần Đình”.
Hợp luyện các LLVT tham gia Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.03.2024
Việt Nam chuẩn bị kỹ lưỡng cho Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
Đảng ủy Mặt trận được thành lập gồm Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái, Chủ nhiệm Chính trị Lê Liêm, Chủ nhiệm Cung cấp Đặng Kim Giang. Đại tướng Võ Nguyên Giáp được giao giữ chức Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng ủy mặt trận.
“Quyết định được đưa ra với những tính toán cực kỳ kỹ lưỡng. Chính sự tính toán rất khoa học này đã làm nên thành công của chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử”, Đại tá Trường nhấn mạnh.
Theo Chủ nhiệm khoa Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng), khi hạ quyết tâm tiến công Điện Biên Phủ, Trung ương Đảng và Bộ Chính trị không chỉ nhìn nhận những chỗ mạnh của địch, những khó khăn, trở ngại của ta mà còn phân tích thấu đáo trên mọi phương diện để thấy được chỗ yếu của quân địch mà ta có thể lợi dụng, thấy được khả năng to lớn của quân đội và nhân dân ta có thể vượt qua; đồng thời, chỉ ra được những thuận lợi mang tính quyết định của ta.
Đáng chú ý, theo ông, 70 năm trước không nhiều người tin Việt Nam sẽ mở chiến dịch Điện Biên Phủ.

“Trong giới chuyên gia quân sự thế giới thời điểm đó, ngay cả phía các bạn Liên Xô, không nhiều người tin rằng Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ hạ quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm này. Quyết định tấn công vào Điện Biên Phủ đã thể hiện ý chí quyết tâm rất cao của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc hướng tới một trận quyết chiến chiến lược với thực dân”, Đại tá Nguyễn Văn Trường nhấn mạnh.

Bức tranh panorama “Trận chiến Điện Biên Phủ” tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.03.2024
Lễ Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ sẽ có quy mô "khủng"

Đỉnh cao nghệ thuật quân sự

Tại Hội thảo, Thiếu tướng, TS Trần Minh Tuấn – Phó Viện trưởng Viện chiến lược quốc phòng đánh giá, chiến dịch Điện Biên Phủ còn là sự phát triển đến đỉnh cao của nghệ thuật chiến dịch Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp.
“Chiến thắng này thể hiện rõ nét những yếu tố đặc sắc về nghệ thuật quân sự Việt Nam, đồng thời để lại nhiều bài học quý giá có thể phát triển, vận dụng trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc”, ông Tuấn nói.
Vị chuyên gia phân tích, ở chiến dịch này có nghệ thuật chỉ đạo và tiến hành chiến tranh nhân dân; nghệ thuật phân tích, dự báo âm mưu, thủ đoạn của địch; nghệ thuật tạo lập và chuyển hóa thế trận; nghệ thuật lãnh đạo, chỉ huy chiến dịch; nghệ thuật vận dụng các hình thức chiến thuật, biện pháp tác chiến.
Còn theo Đại tá Trường, quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ đã thể hiện một tư duy quân sự sắc sảo, trí tuệ tuyệt vời của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chỉ đạo chiến tranh cách mạng.
Ông cho biết, quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ còn phù hợp với khát khao giải phóng của dân tộc Việt Nam và sự mong đợi của các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.
Tính đến cuối năm 1953, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam đã diễn ra được 8 năm.
“Nhân dân Việt Nam luôn mong muốn được sống trong hòa bình, sẵn sàng tiến hành một trận quyết chiến chiến lược với thực dân Pháp để đứng lên giải phóng mình và dân tộc mình”, Đại tá Trường bày tỏ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà quay phim Roman Karmen và Vladimir Yeshurin, năm 1954 - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.12.2023
Những trang sử vàng
Những người Nga đầu tiên đến Việt Nam sau chiến thắng Điện Biên Phủ
Khi Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, nhân dân Việt Nam và nhân dân tiến bộ thế giới, nhất là nhân dân các dân tộc bị áp bức đã hết lòng ủng hộ.
Báo cáo củaHội đồng Cung cấp mặt trận Trung ương vào ngày 10/7/1954, trong chiến dịch Điện Biên Phủ,các đồng bào các dân tộc Tây Bắc, Việt Bắc, Liên Khu III, Liên Khu IV đã đóng góp hơn 260.000 dân công (tính ra khoảng 13 triệu ngày công), 20.991 xe đạp thồ và hàng nghìn phương tiện vận chuyển thô sơ và bán thô sơ khác.
Sau khi Bộ Chính trị hạ quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đã nhanh chóng bước vào giai đoạn chuẩn bị và tiến hành chiến dịch.
Đại tá cho biết: Ngày 13/3/1954, quân ta nổ súng tấn công cụm cứ điểm Him Lam và Độc Lập, mở màn cho chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Sau 56 ngày đêm chiến đấu, 17 giờ 30 ngày 7/5/1954, lá cờ "Quyết chiến, Quyết thắng" của quân ta tung bay trên nóc hầm chỉ huy của địch. Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng”.

“Trận này quan trọng, phải đánh cho thắng”

Báo cáo của Tổng Quân ủy trình Bộ Chính trị ngày 6/12/1953 nêu rõ, trận Điện Biên Phủ sẽ là một trận công kiên lớn nhất từ trước tới nay... sự chuẩn bị có nhiều khó khăn, cần ráo riết tập trung lực lượng mới làm kịp, nhưng nếu kiên quyết khắc phục khó khăn, hoàn thành được chiến dịch thì thắng lợi này sẽ là một thắng lợi rất lớn.
Đề xuất của Tổng Quân ủy sau đó đã Bộ Chính trị phê chuẩn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp rằng:
“Chiến dịch này là một chiến dịch rất quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy, toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”.
Theo cuốn Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, khi tiễn Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra trận, Bác Hồ căn dặn vị chỉ huy trưởng kiêm Bí thư Đảng uỷ Mặt trận Điện Biên Phủ:
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên bang Xô-viết Alexandr Lavrishev và Chủ tịch Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.02.2024
Những trang sử vàng
Viện trợ của Liên Xô cho nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa còn non trẻ - không chỉ vũ khí
“Tổng Tư lệnh Mặt trận, Tướng quân tại ngoại. Trao cho chú toàn quyền quyết định. Trận này quan trọng, phải đánh cho thắng. Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng, không đánh”.
Chính từ sự tin tưởng của Bác Hồ mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có một “quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời chỉ huy của mình”, để đến cuối cùng, ông đã đưa ra quyết định chuyển từ phương châm “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc” và cùng toàn quân, toàn dân làm nên kỳ tích lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, đập tan Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ-“pháo đài bất khả xâm phạm”, niềm kiêu hãnh của quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала