Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Joseph Nye không tin vào khả năng xảy ra chiến tranh ở Biển Đông

CC BY 2.0 / Chatham House, London / Professor Joseph S. NyeNguyên Trợ lý Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ thời Tổng thống Bill Clinton Joseph Nye, GS. Đại học Harvard.
Nguyên Trợ lý Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ thời Tổng thống Bill Clinton Joseph Nye, GS. Đại học Harvard. - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.04.2024
Đăng ký
Nhà khoa học chính trị nổi tiếng Joseph Nye đã trả lời phỏng vấn tờ South China Morning Post về vấn đề quan hệ Mỹ-Trung, trong đó ông đề cập đến các xung đột ở Biển Đông và xung quanh Đài Loan, nhà quan sát, phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik viết trong bài báo của mình.

Trung Quốc đang mất dần quyền lực mềm

Vào nhiều thời điểm khác nhau, Joseph Nye từng giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ và Hiệu trưởng Harvard’s John F. Kennedy School of Government (Trường Quản lý Nhà nước John F. Kennedy thuộc Đại học Harvard), nhưng ông được cộng đồng khoa học các nước khác nhau biết đến nhiều nhất với tư cách là người đưa khái niệm “quyền lực mềm” vào diễn ngôn khoa học và ngoại giao toàn cầu. Đây là cách gọi mà ông định danh các phương pháp phi quân sự mà một quốc gia sử dụng để gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác. Ví dụ: thu hút sự chú ý đến mình bằng những thành tựu về văn hóa và khoa học, hoặc truyền bá ngôn ngữ bản xứ ra nước ngoài. Người Mỹ tin rằng quyền lực mềm của họ là những giá trị dân chủ được tôn trọng ở đất nước họ.
Joseph Nye lần đầu tiên đưa ra khái niệm “quyền lực mềm” của mình vào năm 1990 bằng ví dụ về Trung Quốc. Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi người phụ trách chuyên mục của tờ South China Morning Post đã hỏi: nhà khoa học chính trị đánh giá như thế nào về ảnh hưởng của Trung Quốc đối với thế giới ngày nay.
Quốc kỳ của Philippines - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.03.2024
Biển Đông
Bộ Quốc phòng Philippines nói Trung Quốc không thể tiến hành đàm phán minh bạch
Nye tin rằng ngày nay Trung Quốc đã mất đi nhiều sức hấp dẫn. Ở các quốc gia Bắc Mỹ, Tây Âu và Úc, tỷ lệ tín nhiệm của Trung Quốc thấp, một phần là do chính sách đối ngoại tích cực mà giới lãnh đạo Trung Quốc bắt đầu theo đuổi vào năm 2009. Ở phương Tây, chính sách này của Bắc Kinh được gọi là wolf warrior diplomacy- “ngoại giao chiến binh sói”. Lý do thứ hai là chế độ độc tài đang tồn tại ở CHND Trung Hoa, điều này mâu thuẫn với tư tưởng của phương Tây về dân chủ.

Mỹ và Trung Quốc không có khuynh hướng chiến tranh

Ở các nước châu Á thậm chí còn có quan điểm tiêu cực hơn về Trung Quốc, vì Trung Quốc có nhiều xung đột với các nước láng giềng, chẳng hạn như ở biên giới với Ấn Độ hay ở Biển Đông.
Đúng là bản thân Joseph Nye cho rằng khó có khả năng xảy ra xung đột vũ trang ở Biển Đông. Trước câu hỏi thẳng: “Ông đánh giá thế nào về nguy cơ xảy ra xung đột vũ trang ở Biển Đông?”, Nye trả lời: “Tôi không nghĩ rằng nguy cơ này rất cao”. Và ông giải thích quan điểm của mình bằng việc, theo quan điểm của ông, cả hai bên - Trung Quốc và Mỹ- đều không muốn chiến tranh.
Câu hỏi trực tiếp tương tự đã được nêu ravề Đài Loan. Nye thừa nhận ông đã nhiều lần nghe người Mỹ dẫn lời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng Quân đội Giải phóng Nhân dân phải sẵn sàng chiếm Đài Loan vào năm 2027. Nhưng nhà khoa học chính trị này tin rằng đó không có nghĩa là điều này sẽ xảy ra. Ông không tin vào một cuộc chiến giữa Trung Quốc và Mỹ vì Đài Loan. Ông cho rằng những câu chuyện về mối đe dọa của Bắc Kinh đối với Đài Loan là do mong muốn của một số nhóm lợi ích nhất định ở Hoa Kỳ nhằm tăng cường cung cấp vũ khí cho hòn đảo này.
Ông Nguyễn Đức Thắng - Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.03.2024
Biển Đông
Những sự việc gần đây tại Biển Đông rất đáng quan ngại
Bản thân Nye đánh giá tích cực việc giới lãnh đạo Mỹ tiếp tục tuyên bố cam kết với nguyên tắc “Một Trung Quốc”. Ông cho rằng Bắc Kinh và Washington có những chủ đề mà họ có thể và nên trao đổi: tình trạng nóng lên của khí hậu, đại dịch, v.v.
Câu trả lời cho những câu hỏi mà Joseph Nye đưa ra không thể gọi là những điều thẳng thắn. Nghiên cứu kỹ về lý luận và thực tiễn ngoại giao của hai nước cho thấy khả năng xảy ra chiến tranh ở Tây Thái Bình Dương trong những ngày này thực sự rất thấp. Nhưng do những mâu thuẫn giữa Washington và Bắc Kinh, giữa Bắc Kinh và các nước láng giềng mang bản chất tồn tại, sự cảnh giác của cộng đồng thế giới đối với các tình hình xung đột ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ không thừa.
Đồng thời, phát ngôn của người Mỹ Joseph Nye có giá trị đặc biệt cho đến ngày nay. Chúng cho thấy rằng, cùng với tâm lý bài Trung Quốc (thậm chí cả vụ tai nạn gần đây trên cây cầu ở Baltimore, một số người Mỹ cho rằng đây là hành động phá hoại của cơ quan tình báo CHND Trung Hoa), ở Hoa Kỳ vẫn còn có những người đứng đầu có đầu óc tỉnh táo.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала