ASEAN tăng hợp tác kinh tế với Nga, Ấn Độ và Hàn Quốc

© Ảnh : Ministry of commerce of CambodiaBộ trưởng thương mại Campuchia Pan Sorasak
Bộ trưởng thương mại Campuchia Pan Sorasak - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.09.2022
Đăng ký
Trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 54 (AEM-54), các hội nghị Bộ trưởng kinh tế giữa các nước thành viên ASEAN với đối tác Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc đã lần lượt diễn ra dưới sự chủ trì của Bộ trưởng thương mại Campuchia Pan Sorasak.
Tại đây, Bộ trưởng kinh tế các nước ASEAN nhất trí về việc cần thúc đẩy tăng cường hợp tác kinh tế giữa khu vực Đông Nam Á với đối tác chiến lược như Liên bang Nga, Ấn Độ và Hàn Quốc.

Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN với đối tác Nga

Bộ trưởng Kinh tế các nước ASEAN cùng đối tác Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc đã cùng nhau ngồi lại bàn phương hướng phát triển quan hệ kinh tế thương mại, đầu tư trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới có nhiều thay đổi.
Ngày 16/9, các hội nghị tham vấn cấp Bộ trưởng kinh tế giữa ASEAN với các nước đối tác Ấn Độ, Nga và Hàn Quốc đã lần lượt diễn ra với sự tham dự của Bộ trưởng kinh tế 10 nước thành viên ASEAN và người đồng cấp các nước đối tác.
Đây là sự kiện trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN lần thứ 54 (AEM-54) và các hội nghị liên quan đang diễn ra tại tỉnh Siam Reap (Vương quốc Campuchia).
Chuyến tàu ở Ấn Độ - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.09.2022
Kéo dài cao tốc từ Ấn độ - ASEAN đến Việt Nam: Trung Quốc dần mất vị thế?
Cuộc họp giữa các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN với Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc được chủ trì bởi Bộ trưởng Thương mại Campuchia Pan Sorasak, người đồng thời là Chủ tịch AEM-54 năm nay.
Tại các hội nghị, Bộ trưởng các nước ASEAN và đối tác Nga, Hàn Quốc, Ấn Độ đã trao đổi về tình hình kinh tế khu vực và toàn cầu trong thời gian qua và dự báo tình hình năm 2023.
Các bên cũng chia sẻ thông tin, cập nhật tình hình triển khai các biện pháp phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19, tình hình thực thi các hiệp định thương mại tư do (FTA) hiện hành giữa ASEAN và các đối tác ngoại khối như Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ (AIFTA), Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA).
Tại Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN - Nga, các Bộ trưởng phụ trách phát triển kinh tế - thương mại của khu vực Đông Nam Á và Liên bang Nga cùng ghi nhận tình hình thực hiện Chương trình làm việc về hợp tác đầu tư giữa ASEAN và Liên bang Nga giai đoạn 2021 – 2025.
Các bên cũng đánh giá thành tựu thực hiện Chương trình hợp tác giữa ASEAN và Ủy ban Kinh tế Á - Âu giai đoạn 2020 - 2025, đồng thời trao đổi về những lĩnh vực hợp tác kinh tế chiến lược trong thời gian tới mà Nga và ASEAN cùng quan tâm.

ASEAN - Ấn Độ: Tập trung nâng cấp AITIGA

Tại Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN - Ấn Độ, đại diện các nước ASEAN và Ấn Độ nhất trí thông qua Tài liệu Phạm vi rà soát Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ (AITIGA).
Mục tiêu là nhằm nâng cấp Hiệp định này theo hướng thân thiện hơn với doanh nghiệp, để thúc đẩy hơn nữa thương mại giữa ASEAN và Ấn Độ, cũng như tăng cường củng cố chuỗi cung ứng khu vực và ứng phó tốt hơn với các thách thức toàn cầu và khu vực hiện nay.
Trên thực tế, việc thông qua Tài liệu Phạm vi rà soát Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ (AITIGA) được coi là bước tiến quan trọng, đạt được sau quá trình thảo luận và chuẩn bị kỹ lưỡng của đại diện các nước Đông Nam Á và Ấn Độ.
Dự kiến sau khi hoàn thành quá trình nâng cấp, Hiệp định AITIGA sẽ là khuôn khổ pháp lý quan trọng giúp thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ kinh tế - thương mại giữa ASEAN và Ấn Độ.
Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.08.2021
Bộ Ngoại giao Indonesia: ASEAN cần «vững tay lái» ở châu Á trong điều kiện Trung-Mỹ cạnh tranh

Nhiều sáng kiến cho hợp tác kinh tế ASEAN – Hàn Quốc

Trong khi đó, tại Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN - Hàn Quốc, Bộ trưởng Kinh tế Hàn Quốc và các Bộ trưởng ASEAN cùng ghi nhận tình hình thực thi và thảo luận về định hướng đàm phán nâng cấp Hiệp định AKFTA.
Các bên cũng ghi nhận kết quả đạt được từ hoạt động hợp tác giữa hai bên trong thời gian qua như Chương trình tư vấn và giải pháp công nghệ từ Hàn Quốc (TASK), sáng kiến thành lập Trung tâm Đổi mới Công nghiệp ASEAN - Hàn Quốc (AKIIC), nghiên cứu khả thi cho việc thành lập Trung tâm Nghiên cứu chung Tiêu chuẩn hóa ASEAN - Hàn Quốc (AKSRC).
Đặc biệt, các Bộ trưởng cũng lắng nghe Hội đồng Kinh doanh ASEAN - Hàn Quốc (AKBC) kiến nghị một số sáng kiến, đề xuất mới về tăng cường năng lực cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp giữa hai bên.

Việt Nam có nhiều đóng góp

Đoàn Việt Nam tham dự các hội nghị tham vấn cấp Bộ trưởng kinh tế giữa ASEAN với các nước đối tác Ấn Độ, Nga và Hàn Quốc với thành phần gồm các đại diện đến từ các Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, do Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên dẫn đầu.
Suốt quá trình tham gia thảo luận tại các hội nghị, theo thông tin trên TTXVN, đoàn Việt Nam đã tích cực đóng góp ý kiến về định hướng hợp tác kinh tế giữa ASEAN với các đối tác ngoại khối trong thời gian tới nhằm mục tiêu đạt được những lợi ích thiết thực cho Việt Nam nói riêng và ASEAN nói chung.
Cùng với đó là việc củng cố chuỗi cung ứng khu vực và phát triển kinh tế bền vững trong bối cảnh nền kinh tế khu vực và thế giới đang có nhiều biến động khó lường.
Container vận tải đang được xếp lên tàu tại Cảng Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.09.2022
Việt Nam đang đi ngược xu hướng ở châu Á
Kết quả của các hội nghị giữa ASEAN với Nga, Hàn Quốc, Ấn Độ sẽ góp phần vào thành công chung của chuỗi Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN lần thứ 54 và các hội nghị liên quan, tiếp tục diễn ra từ ngày 16 - 18/9 tại tỉnh Siam Reap, Campuchia, nước Chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2022 này.
Trước đó, hôm 15/9, phát biểu tại Lễ khai mạc Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN lần thứ 54 (AEM-54) và các hội nghị liên quan tại khách sạn Sokha Siem Reap (tỉnh Siem Reap, Campuchia), Thủ tướng Hun Sen lưu ý, trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với nhiều thách thức trong phát triển, ASEAN cần quan tâm nhiều hơn đến hệ thống thương mại trên cơ sở luật lệ, nguyên tắc toàn cầu hóa, cơ chế đa phương, tự do hóa thương mại và đầu tư trong khu vực, vấn đề chống bảo hộ và nâng cao khả năng chống chịu của chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu, việc kết nối hậu cần, xây dựng kinh tế số, bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng sạch, phát triển bền vững, an ninh lương thực và đoàn kết.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала