Samsung sẽ xây nhà máy chip bán dẫn tại Việt Nam?

© Ảnh : SEHCDự án Công ty SEHC tại Khu công nghệ cao TP.HCM
Dự án Công ty SEHC tại Khu công nghệ cao TP.HCM - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.12.2022
Đăng ký
Việt Nam nổi lên là một trung tâm sản xuất hàng điện tử, linh kiện quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu và hiện đang tìm cách thu hút đầu tư FDI từ các nhà sản xuất chip nước ngoài, vốn bị ảnh hưởng bởi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.
Lãnh đạo đất nước cũng nhiều lần gợi mở với tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) vấn đề thành lập nhà máy chip bán dẫn tại Việt Nam.
Sau chuyến thăm Hàn Quốc lần này của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, gã khổng lồ điện tử Samsung sẽ thực hiện những bước đi cụ thể nào nhằm củng cố vững chắc vị thế cứ điểm sản xuất chiến lược của Việt Nam cũng như tạo đà phát triển ngành công nghiệp bán dẫn ở quốc gia Đông Nam Á này?.

Nhà máy bán dẫn tại Việt Nam?

Nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Đại Hàn Dân Quốc từ ngày 4-6/12/2022 của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, truyền thông Hàn Quốc đã gợi mở vấn đề khả năng Samsung sẽ thành lập nhà máy chip bán dẫn tại Việt Nam khi quốc gia Đông Nam Á này đang là cứ điểm sản xuất chiến lược của gã khổng lồ điện tử Hàn Quốc.
Ngày 5/12, tờ Business Korea (BK) của Hàn Quốc đề cập, Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc sẽ có cuộc hội đàm cấp cao với Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol tại Seoul cùng ngày (sau lễ đón trọng thể theo nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia -PV).
Nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV) - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.11.2022
Giảm sản lượng điện thoại “made in Vietnam”, Samsung đang tính toán điều gì?
Ngoài sự chú ý dồn vào cuộc gặp song phương cấp cao giữa Chủ tịch Phúc và Tổng thống Yoon, theo BK, nguyên thủ Việt Nam cũng sẽ tiến hành gặp gỡ với người đứng đầu các tập đoàn lớn của Hàn Quốc như Samsung, Hyundai Motor, LG và Lotte.
Được biết, phái đoàn Việt Nam tháp tùng Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sang Hàn Quốc lần này có sự tham gia của đại diện nhiều tập đoàn, doanh nghiệp kinh tế lớn nên thông qua tiếp xúc song phương, các bên sẽ thảo luận sâu hơn về tiềm năng hợp tác kinh doanh - đầu tư giữa doanh nghiệp Hàn Quốc và Việt Nam.
Đáng chú ý, Chủ tịch Samsung Electronics Lee Jae-yong dự kiến sẽ tham gia cuộc gặp của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc với lãnh đạo các tập đoàn kinh tế hàng đầu Hàn Quốc.
Theo báo chí Hàn, Chủ tịch Lee đã từng gặp song phương lãnh đạo Việt Nam trong ba năm liên tiếp từ 2018 đến 2020 khi ông đảm trách cương vị Thủ tướng Chính phủ Việt Nam.
“Do Samsung Electronics hiện là nhà đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp FDI) lớn nhất tại Việt Nam nên tại cuộc họp lần này hai bên sẽ thảo luận về việc mở rộng đầu tư tại Việt Nam của Samsung”, theo BK.

Việt Nam đang nỗ lực thu hút các nhà sản xuất chip nước ngoài

Trước đó, hồi tháng 10 năm 2020, trên cương vị Phó Chủ tịch tập đoàn Samsung, ông Lee Jae-yong đã đi thị sát công trường xây dựng trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) của Samsung tại Việt Nam và thông tin về kế hoạch mở rộng đầu tư tại cuộc gặp với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khi đó.
Cũng tại cuộc gặp hồi năm 2020 này, ông Lee Jae-yong khẳng định, sẽ đưa trung tâm R&D vào vận hành vào cuối năm 2022, đúng như Samsung đã cam kết với Thủ tướng Chính phủ.
Trở lại cuộc gặp dự kiến vào ngày 5/12/2022, theo báo chí Hàn Quốc, Chủ tịch nước Việt Nam có khả năng cao sẽ đề nghị Chủ tịch Samsung Electronics Lee Jae-yong thành lập một nhà máy bán dẫn tại Việt Nam.
“Việt Nam đang tìm cách thu hút đầu tư từ các nhà sản xuất chip nước ngoài, các doanh nghiệp hiện đang bị ảnh hưởng bởi xung đột Mỹ-Trung thời gian qua”, theo BK.
Tiệm thương hiệu Samsung Electronics ở Moscow - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.08.2022
Samsung lên kế hoạch sản xuất sản phẩm chất bán dẫn tại Việt Nam
Báo Hàn khẳng định, Việt Nam đã có kinh nghiệm thu hút gã khổng lồ bán dẫn Intel của Hoa Kỳ xây dựng nhà máy (tại Khu công nghệ cao, Q.9, TP.HCM).
Riêng tổng vốn đầu tư của Intel tại Việt Nam là 1,5 tỷ USD. Đồng thời, Intel hiện có khoảng 2.800 nhân viên làm việc tại Việt Nam. Đây là nền tảng vững chắc giúp Việt Nam có thể tự tin thu hút đầu tư nước ngoài về lĩnh vực chip bán dẫn, vi mạch.
Truyền thông xứ Hàn cũng cho hay, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã 3 lần đề nghị ông Lee xây dựng nhà máy bán dẫn tại Việt Nam vào tháng 10/2018, tháng 11/2019 và tháng 10/2020.
Các chuyên gia ngành công nghiệp bán dẫn nhấn mạnh rằng, Việt Nam rất hấp dẫn xét về phương diện môi trường đầu tư thân thiện cũng như chi phí lao động.

‘Việt Nam và Samsung có quan hệ rất tốt đẹp’

Đối với Samsung Electronics, công ty đã công bố chiến lược quản lý môi trường mới vào tháng 9 và Việt Nam là một ứng cử viên sáng giá cho việc tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo của tập đoàn.
Theo khảo sát của Ember - tổ chức phi lợi nhuận và độc lập tư vấn về khí hậu, năng lượng toàn cầu, Việt Nam lần đầu tiên nâng tỷ lệ năng lượng tái tạo của mình lên trên 10% vào năm 2021. Điều này có nghĩa là Việt Nam đã tạo ra khoảng cách lớn với Hàn Quốc, quốc gia chỉ đạt 4,67% vào năm ngoái.
“Samsung Electronics có thể sẽ chịu tổn thất doanh thu đáng kể nếu không đáp ứng được nhu cầu sử dụng năng lượng tái tạo của khách hàng nước ngoài”, nguồn tin trong ngành lưu ý.
Đồng thời, vị chuyên gia cũng nhấn mạnh, việc mở rộng nhà máy ở nước ngoài là phương cách tối ưu giúp nắm giữ chìa khóa để đạt được RE100 và tránh hàng loạt rào cản thương mại bảo hộ từ các nước lớn.
Điều đáng chú ý và đặc biệt quan trọng là Samsung có quan hệ đối tác chặt chẽ với Việt Nam.
Hiện tại, Samsung có tổng cộng 6 nhà máy sản xuất, một đơn vị bán hàng và trung tâm R&D tại Việt Nam (sắp đi vào hoạt động theo đúng cam kết của gã khổng lồ Hàn Quốc với lãnh đạo đất nước -PV).
Ngoài ra, tính đến tháng 6 năm nay, tổng vốn đầu tư của Samsung Electronics tại Việt Nam đã vượt quá 20 tỷ USD, gấp khoảng 30 lần so với mức 607 triệu USD đầu tư vào Bắc Ninh năm 2008.
Trong khi đó, theo kế hoạch, Samsung Electronics sẽ hoàn thành trung tâm R&D Việt Nam tại Hà Nội, lớn nhất ở Đông Nam Á vào cuối tháng 12 này. Trung tâm trị giá 220 triệu USD này dự kiến sẽ thu hút khoảng 2.200 nhân sự và tập trung vào phát triển thiết bị đầu cuối di động, mạng và phần mềm cho Samsung.
Chủ tịch Samsung Lee Jae-yong trước đó đã cân nhắc sẽ tham dự lễ khánh thành trung tâm R&D Việt Nam vào cuối năm nay đồng thời tái khẳng định niềm tin, cam kết đầu tư lâu dài của tập đoàn tại quốc gia Đông Nam Á này, như Sputnik đề cập.
Hôm 27/10/2022 vừa qua, “thái tử Samsung” Lee Jae-yong đã chính thức được Hội đồng Quản trị bổ nhiệm vị trí Chủ tịch tập đoàn Samsung, chiếc ghế vốn đã bị bỏ trống suốt 2 năm, kể từ khi ông Lee Kun-hee, cố Chủ tịch Tập đoàn Samsung, qua đời hồi tháng 10/2020.
Sản xuất chip - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.11.2022
Chip “made in Vietnam”: Cơ hội để Việt Nam thành trung tâm công nghiệp bán dẫn thế giới
Một thông tin gây chú ý trước đó, như Sputnik đề cập, hôm 5/8/2022, tại cuộc gặp giữa ông Roh Tae-moon, Tổng giám đốc Tập đoàn Samsung Electronics với Thủ tướng Phạm Minh Chính, phía Samsung cho biết đang chuẩn bị các điều kiện để sản xuất thử các sản phẩm lưới bóng chip bán dẫn.
Điều này phù hợp với chiến lược mở rộng đầu tư kinh doanh, coi Việt Nam là cứ điểm quan trọng toàn cầu toàn diện hơn nữa về sản xuất, nghiên cứu, đưa sản phẩm chủ lực do Việt Nam sản xuất cho Samsung ra thế giới ngày một sâu rộng hơn mà lãnh đạo Chính phủ và tập đoàn Hàn Quốc đã thảo luận suốt thời gian qua.
Như vậy, ngành công nghiệp bán dẫn sẽ đánh dấu hoạt động kinh doanh thứ ba của Samsung tại Việt Nam, nơi ‘ông lớn’ điện tử Hàn Quốc sản xuất chủ yếu mặt hàng thiết bị gia dụng và một nửa số điện thoại thông minh của mình cung ứng cho thị trường toàn cầu được gắn tem “made in Vietnam”.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала