Việt - Nga cần lưu tâm điều gì trong chính sách “Hướng Đông”?

© Sputnik / Sergei Guneev / Chuyển đến kho ảnhHợp tác giữa Nga và Việt Nam
Hợp tác giữa Nga và Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.12.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Châu Á luôn là khu vực quan trọng trên bản đồ chính trị và kinh tế thế giới. Là quốc gia có phần lãnh thổ lớn ở Châu Á, tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay, Nga đang đổi hướng tầm nhìn về khu vực này nhằm nâng cao vị thế của mình.
Сhính sách “Hướng Đông” của Nga được triển khai như thế nào và ảnh hưởng tới Việt Nam nói riêng và khu vực nói chung ra sao?

Chính sách được hình thành từ nhiều thập kỷ trước

Trao đổi với Sputnik về nguồn gốc chính sách “Hướng Đông” của Nga, ông Nguyễn Minh Tâm, Nguyên Giám đốc Trung tâm Thông tin dữ liệu, Học viện chính trị Công an Nhân Dân chỉ ra rằng, không chờ đến khi Mỹ và phương Tây đưa ra các đòn trừng phạt và cấm vận, ngay từ thời Liên Xô còn tồn tại, người Nga đã có chiến lược “Hướng Đông” khá rõ rệt.

“Sau khi Liên bang Nga kế thừa trách nhiệm pháp lý của Liên Xô, họ đã nhanh chóng bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và vẫn giữ quan hệ kinh tế với Việt Nam thông qua hai lĩnh vực chủ yếu là khai thác dầu khí và du lịch”.

Sau hơn 15 năm phục hồi trở lại mạnh mẽ, Nga cũng đã đặt quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc. Đối với Ấn Độ thì từ nhiều thập kỷ qua, nước này đã tìm kiến sự ủng hộ và tăng cường quan hệ với Liên Xô và nay là với Nga để tạo thế cân bằng với Trung Quốc.
Trong khu vực ASEAN, Nga có quan hệ đối tác với Myamar, Malaysia và Lào. Đối với Indonesia, Nga đã triển khai các cuộc đàm phán toàn diện với nước này.
Cờ Nga và Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.12.2022
Tổng kết 2023 và Dự báo 2024
Đại diện Thương mại Nga tại Việt Nam: "Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam tại Nga luôn rộng mở"
Trước đây, không phải lúc nào Nga cũng “quan tâm đúng mức và tiếp cận có hệ thống” với các nước châu Á, nhưng với tình hình hiện tại, ưu tiên đối với khu vực bày càng trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết. Chuyên gia Nguyễn Minh Tâm nhận định:

“Giai đoạn phát triển và củng cố quan hệ hiện nay của Moskva với các nước châu Á là sự tiếp nối hợp lý của đường lối mà Nga đã theo đuổi trong nhiều thập kỷ. Ngược lại, các nước trong khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc đang không ngừng củng cố vị thế, khẳng định vai trò và tầm quan trọng trong các vấn đề quốc tế và thực tế đã trở thành trung tâm phát triển kinh tế, chính trị của thế giới. Do đó, sự hợp tác với các nước trong khu vực đáp ứng lợi ích của Nga”.

Chính thực tế này đã và đang thúc đẩy nước Nga coi định hướng chính sách đối ngoại và thương mại của Nga ở phía Đông là định hướng chính trong nhiều thập kỷ tới, và rất có thể là mãi mãi.
Cộng đồng người Việt tổ chức ngày lễ ở trại trẻ mồ côi Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.12.2022
Chuyện đáng kinh ngạc
Cộng đồng người Việt thăm trại trẻ mồ côi Nga: "Ngày hội dành cho trẻ em là thiêng liêng"
Nga đã khởi xướng và tham gia vào nhiều định chế kinh tế - chính trị tại khu vực Trung Á, Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á như Liên minh kinh tế Á - Âu (EAEU), Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO), Diễn đàn kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), đối tác chiến lược của ASEAN trong cơ chế ASEAN+.
Hiện nay, Nga vẫn đang ấp ủ mô hình “Đối tác Đại Á-Âu” để thống nhất thị trường, định chế trong các khu vực, hình thành một trung tâm quyền lực mới về kinh tế - chính trị của thế giới.

“Đến thời điểm hiện tại, với các hiệp định FTA và FTA nâng cấp được ký kết với Ấn Độ, Trung Quốc, với khu vực mậu dịch tự do ASEAN vốn là đối tác đối thoại của SCO và các hiệp định song phương khác với một số nước ASEAN, Nga đã thực sự tiến những bước vững chắc trên “Hành trình Đông tiến”, bất chấp những hành động ngăn chặn, uy hiếp và đe dọa của Mỹ và một số đồng minh khác của Mỹ ở khu vực Tây và Tây Nam Thái Bình Dương cũng như chiến lược “Liên vùng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” của Mỹ”, chuyên gia Nguyễn Minh Tâm nhấn mạnh.

Lấy từ nguồn lưu trữ cá nhân của Trịnh Quốc Vinh - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.12.2022
Chuyện đáng kinh ngạc
Du học sinh Việt Nam: "Trải nghiệm khác lạ nhất là đón năm mới trong rừng Taiga của Nga"

Vai trò của Việt Nam trong chính sách “Hướng Đông”

Sự ủng hộ, giúp đỡ về nhiều mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân Liên Xô trong hơn 40 năm (1950-1991) đã góp phần không nhỏ vào thành công của sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất và xây dựng đất nước của nhân dân Việt Nam.
Sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga trở thành nước kế thừa Liên Xô trong các mối quan hệ quốc tế, trong đó có quan hệ với Việt Nam. Ông Nguyễn Minh Tâm, Nguyên Giám đốc Trung tâm Thông tin dữ liệu, Học viện chính trị Công an Nhân Dân, phân tích:

“Vì vậy, quan hệ truyền thống trước đây đã trở thành cơ sở quyết định để tạo dựng được tình hữu nghị rất mực trong sáng, thủy chung và gắn bó keo sơn giữa nhân dân hai nước, đặt nền móng vững chắc cho quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga ngày nay tiếp tục phát triển lên tầm cao mới”.

Phần hoàn thành của đường ống dẫn khí Nord Stream gần thành phố Lubmin - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.12.2022
Thiết bị của Nga sẽ giúp giảm chi phí đường ống dẫn khí mới ở Việt Nam
Chứng minh cho điều này, năm 2001 Nga thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam. Việt Nam là quốc gia ASEAN đầu tiên tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh Nga-ASEAN vào năm 2010. Ngày 27/12/2012, mối quan hệ ấy được nâng cấp thành đối tác chiến lược toàn diện. Việt Nam là quốc gia duy nhất tại Đông Nam Á thiết lập quan hệ ở cấp độ ngoại giao cao nhất với Liên bang Nga. Đây là cột mốc phản ánh mức độ tin cậy chính trị rất cao giữa hai bên.
Theo chuyên gia trên, Việt Nam đã phát huy tối đa những khả năng mà mình có để tiếp tục phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện trong nhiều năm qua. Đặc biệt, trong bài phát biểu được ghi hình để gửi tới Diễn đàn kinh tế phương Đông lần thứ VII (EEF 7) năm 2022, Thủ tướng Việt Nam cam kết rằng Việt Nam hoan nghênh và hoàn toàn ủng hộ chính sách hướng Đông của Liên bang Nga.
Cảng Thương mại Vladivostok - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.12.2022
Nhà khai thác container đường sắt lớn Nga ra mắt dịch vụ vận chuyển hàng hóa giữa nước và Việt Nam
Đồng thời, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cũng cam kết tiếp tục các cố gắng để đưa quan hệ Việt - Nga phát triển theo chiều sâu về thực chất, đem lại những kết quả thực tế hiện hữu để giúp Nga tăng cường quan hệ với khu vực Đông Nam Á giàu tiềm năng phát triển thịnh vượng.

“Nhìn chung, có thể thấy chính sách “Hướng Đông” của Nga không phải đến bây giờ mới có mà từ hơn nửa thế kỷ trước đây đã có và đã được xúc tiến. Trong bối cảnh ấy, quan hệ giữa Việt Nam và Liên Xô trước đây cũng như quan hệ Việt Nam với Nga hiện nay đã đem lại nhiều lợi ích chung cho cả hai dân tộc”, ông Nguyễn Minh Tâm nêu rõ.

Bà Nguyễn Thị Kim Quý và đàn thú cưng trên chiếc xe 3 bánh độc đáo trong cuộc dạo chơi buổi sáng  - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.12.2022
Chuyện đáng kinh ngạc
“Người đàn bà và con chó nhỏ” phiên bản Việt

Việt - Nga cần lưu tâm điều gì?

Khi được hỏi về điều này, chuyên gia Nguyễn Minh Tâm cho rằng, trong bối cảnh thế giới đang diễn ra các cuộc cạnh tranh địa chiến lược, địa chính trị, địa kinh tế rất phức tạp với các hình thái lợi ích đan xen, cài cắm và chế ước lẫn nhau, phụ thuộc vào nhau, hai bên cần phải có những phương pháp mới, nhữung cách thức ửng xử mới.

“Trong hoàn cảnh thế giới đang diễn ra cuộc xung đột gay gắt để khẳng định mô hình thế giới đơn cực hay thế giới đa cực, hai bên lại càng cần những sáng kiến mới, những nguồn lực mới để thực hiện các mục tiêu chiến lược chung nhưng không giống nhau do bối cảnh và điều kiện của mỗi nước khác nhau. Do đó, cả Nga và Việt Nam đều cần xử lý các quan hệ song phương một cách hài hòa với quan hệ đa phương của mỗi bên, sao cho hài hòa về lợi ích, giảm thiểu những rủi ro và nếu có xảy ra rủi ro thì sẵn sàng chia sẻ cùng nhau”, vị chuyên gia cho biết.

Khai mạc chương trình “Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên tiếng Nga tại các nước châu Á” - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.12.2022
Tiếng Nga “hướng Đông”, dần lấy lại vị thế tại các nước châu Á
Theo phân tích của giới chuyên gia, ảnh hưởng của Nga có nhiều khả năng sẽ bị cản trở tại khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng do chính sách cấm vận, trừng phạt ác nghiệt của Mỹ và phương Tây chống lại Nga nhằm cô lập và bóp nghẹt Nga. Nguyên Giám đốc Trung tâm Thông tin dữ liệu, Học viện chính trị Công an Nhân Dân, Nguyễn Minh Tâm chỉ ra:

“Là quốc gia có hính sách đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế về nhiều mặt, Việt Nam cũng gặp phải không ít khó khăn khi xử lý các mối quan hệ quốc tế, trong đó có việc phải cân bằng quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt-Nga với quan hệ đối tác với nhiều quốc gia khác. Phía Nga hoàn toàn hiểu rõ những sự khó xử đó của Việt Nam”.

Thủ Thiêm - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.12.2022
Chuyên gia Nga bàn về kinh tế Việt Nam năm 2022
Tuy nhiên, với những tình huống phức tạp như sự suy thoái kinh tế toàn cầu đang hiện hữu thì sớm muộn, Mỹ và phương Tây cũng sẽ phải nới lỏng dần các biện pháp trừng phạt và cấm vận đối với Nga. Hay nói cách khác, Mỹ và phương Tây cũng sẽ phải “xuống thang” nhằm tránh một cuộc xung đột leo thang có nguy cơ đưa đến một cuộc chiến tổng lực với những hiểm họa khôn lường.

“Vì vậy, trong thời gian trước mắt, việc tích lũy tiềm lực và tích cực chuẩn bị những ý tưởng phát triển tiếp theo là rất quan trọng với cả Nga và Việt Nam. Cho đến khi những âm mưu cô lập và bóp nghẹt Nga bị phá sản thì khi đó, quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Nga sẽ bung ra với một sức mạnh mới. Do đó, từ bây giờ, cả hai bên đều nên chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo về mọi mặt để có thể đón trước được thời cơ ấy”, chuyên gia Nguyễn Minh Tâm kết luận.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала