Luật CCCD (sửa đổi năm 2023) sẽ bổ sung một số thông tin cá nhân quan trọng

© Depositphotos.com / EfksDNA
DNA - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.03.2023
Đăng ký
Các thông tin về mống mắt, AND và giọng nói chỉ áp dụng đối với những người có tiền án, tiền sự, đã hoặc đang bị xử lý hình sự, các đối tượng đã hoặc đang bị xử lý hành chính do vi phạm pháp luật hình sự chứ không áp dụng cho tất cả các công dân Việt Nam.
Bộ Tư pháp vừa công bố tài liệu họp thẩm định Luật Căn cước công dân (CCCD) (sửa đổi). Luật căn cước công dân (sửa đổi) do Bộ Công an chủ trì soạn thảo, dự kiến có hiệu lực thực thi kể từ ngày 1/7/2024.
Luật này có những điểm gì đặc biệt? Những kiến nghị gì đã được bổ sung?
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 2/2023 - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.03.2023
Thẻ căn cước công dân (CCCD) sẽ dùng thay thế nhiều loại giấy tờ

Theo Dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi năm 2023) 22 trường thông tin được tích hợp vào Cơ sở dữ liệu căn cước công dân

So với Luật Căn cước Công dân 2014, Dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi năm 2023) sẽ bổ sung một số thông tin cá nhân quan trọng nhưng đồng thời cũng lược bớt một số thông tin không cần thiết khi thể hiện các thông tin cơ bản trên Thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử. Theo đó, sẽ có 22 trường thông tin được tích hợp vào Cơ sở dữ liệu căn cước công dân gồm có:
1 Họ, tên khai sinh;
2 Tên gọi khác:
3 Số định danh cá nhân;
4 Ngày/tháng/năm sinh;
5 Giới tính;
6 Nơi đăng ký khai sinh (thay cho “quê quán”);
7- Dân tộc;
8 Tôn giáo;
9 Quốc tịch;
10 Nhóm máu;
11 Ngày cấp và thời hạn sử dụng của CMND/CCCD;
12, 13, 14 Họ, tên, số định danh cá nhân, quốc tịch của cha;
15, 16, 17 Họ, tên, số định danh cá nhân, quốc tịch của mẹ;
18, 19, 20 Họ, tên, số định danh cá nhân, quốc tịch của vợ, hoặc chồng, hoặc người đại diện hợp pháp;
21 Đặc điểm nhân dạng:
22 Nơi cư trú.
Tuy nhiên, trên thẻ căn cước công dân hiện hành chỉ có 8 trường thông tin được hiển thị bằng chữ cộng với hình ảnh chân dung nhìn thẳng của người được cấp thẻ. Các thông tin căn cước khác (in nghiêng) đều không được hiển thị. Trong dự thảo luật không có quy định tích hợp các dữ liệu về mống mắt, AND và giọng nói đối với công dân được cấp Căn cước công dân.

Bộ Công an có đề xuất bổ sung một số nhóm thông tin

Nhưng trong hồ sơ dự thảo, Bộ Công an có đề xuất bổ sung một số nhóm thông tin về sinh trắc học như mống mắt, ADN, giọng nói vào cơ sở dữ liệu căn cước.
Đánh giá về đề xuất trên của Bộ Công an, Đại tá công an Nguyễn Minh Tâm, nguyên Giám đốc Trung tâm Thông tin và Tư liệu Khoa giáo, Học viện Chính trị Công an Nhân dân, Bộ Công an, đã nói trong trả lời phỏng vấn của phóng viên Sputnik như sau:
“Sở dĩ Bộ Công an đề xuất thêm 3 trường thông tin về mống mắt, AND và giọng nói là để áp dụng cho các trường hợp công dân có tiền án hình sự đã chấp hành xong bản án (kể cả án tù treo) hoặc có tiền sự vi phạm pháp luật hình sự nhưng chưa đến mức bị truy tố ra tòa. Mục đích của việc thu thập các thông tin này nhằm phục vụ công tác phòng, chống tội phạm và phòng chống, vi phạm pháp luật nên không áp dụng đối với các công dân không thuộc diện nói trên”.
Tiếp theo, cơ quan Công an cấp căn cước công dân cũng không trực tiếp thu thập các thông tin về mống mắt, AND và giọng nói. Việc thu thập các thông tin này được giao cho các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan quản lý người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính (đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc…) thu thập trong quá trình xử lý vi phạm.
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1 năm 2023 (An Đăng gửi nhờ - Anh chị giúp ạh) - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.03.2023
Bộ Công an có biện pháp mạnh với cán bộ sách nhiễu người dân khi làm thủ tục hành chính

Về ý kiến đề nghị công khai thông tin về nhóm máu

Theo quy định của Luật Căn cước công dân 2014, thông tin về nhóm máu của người được cấp căn cước công dân không thể hiện công khai trên thẻ căn cước công dân. Trước đó, chỉ có giấy tờ tùy thân của nhân viên lực lượng vũ trang (quân nhân Quân đội Nhân dân Việt Nam và cán bộ, chiến sĩ Công an Nhân dân) có thể hiện thông tin về nhóm máu để xử lý cấp cứu kịp thời nếu bị thương trong chiến đấu hoặc trong khi thực hiện nhiệm vụ.
“Tuy nhiên, ý kiến đề nghị công khai thông tin về nhóm máu của người được cấp căn cước công dân là rất cần thiết. Trong trường hợp công dân không may gặp tai nạn thương tích hoặc bị tội phạm tấn công hoặc trong các trường hợp sự cố về sức khỏe cần cứu chữa khẩn cấp thì thông tin về nhóm máu là cực kỳ cấp thiết để có thể kịp thời tiếp máu và thực hiện các thủ thuật y tế khác nhằm cứu sống nạn nhân mà không mất thời gian chờ đợi các xét nghiệm về nhóm máu. Theo tôi, đây là ý kiến bổ sung rất đáng giá, rất quan trọng cần đưa vào quy định pháp luật về căn cước công dân”, - Bình luận với Sputnik về ý kiến công khai thông tin về nhóm máu trong căn cước công dân, chuyên gia về những vấn đề đối nội của Việt Nam Nguyễn Hồng Long nhấn mạnh.

Không chỉ riêng pháp luật Việt Nam quy định

Việc đưa những thông tin về sinh trắc học như mống mắt, ADN, giọng nói vào cơ sở dữ liệu căn cước có tạo điều kiện cho việc kiểm soát chặt chẽ công dân hơn và có vi phạm quyền riêng tư, quyền công dân hay không?
Trả lời câu hỏi này của Sputnik, chuyên gia Nguyễn Hồng Long lưu ý: Đại diện Bộ Công an Việt Nam đã giải thích về lý do và đối tượng cần phải thu thập các thông tin về mống mắt, AND và giọng nói. Biện pháp này chỉ áp dụng đối với những người có tiền án, tiền sự, đã hoặc đang bị xử lý hình sự, các đối tượng đã hoặc đang bị xử lý hành chính do vi phạm pháp luật hình sự chứ không áp dụng cho tất cả các công dân Việt Nam.
DNA - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.03.2023
Bộ Công an đề xuất thêm dữ liệu ADN, giọng nói vào căn cước công dân
“Về nguyên tắc, những người đang chấp hành bản án hình sự hoặc bị xử lý hành chính do vi phạm pháp luật hình sự là những công dân đã và đang bị hạn chế một phần quyền công dân, trong đó có cả một số quyền riêng tư nên việc thu thập thêm các thông tin đặc biệt như vậy là nhằm mục đích phòng ngừa tái phạm và phòng chống tội phạm. Điều này thì không chỉ riêng pháp luật Việt Nam quy định mà pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có quy định, nhất là Mỹ và các nước phương Tây đều có quy định chặt chẽ về việc bắt buộc phải thu thập các thông tin đó”, - Chuyên gia Nguyễn Hồng Long nhấn mạnh trong trả lời phỏng vấn của Sputnik.
Các chuyên gia Sputnik phỏng vấn đã nói rất rõ rằng, việc thu thập các thông tin đó cũng do các cơ quan thi hành án, cơ quan chấp hành pháp luật hình sự thực hiện chứ không do các cơ quan Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thực hiện.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала