Việt Nam thiếu điện và lo EVN phá sản

© TTXVN - An Văn ĐăngKỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về dự án Luật Giá (sửa đổi)
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về dự án Luật Giá (sửa đổi) - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.05.2023
Đăng ký
Việt Nam cần làm gì để EVN - tập đoàn lớn nhất, doanh nghiệp nhà nước quan trọng nhất ngành điện Việt Nam - không tiến tới trạng thái sắp phá sản trong năm 2024?
Đại biểu Quốc hội đề xuất bình ổn giá điện bởi hiện nay 100% người dân đều sử dụng điện, vậy tại sao Nhà nước lại không đưa điện vào diện bình ổn giá.
Giải trình tiếp thu ý kiến, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, việc không đưa giá điện vào diện bình ổn là do Nhà nước đã định giá. Doanh nghiệp sản xuất điện chủ yếu là EVN - tập đoàn Nhà nước chiếm trên 50%, nên nếu đưa vào diện bình ổn giá phải sửa Luật Ngân sách, do đó Chính phủ xin không tiếp thu ý kiến này.

Thiếu điện, giá điện chỉ tăng không có giảm

Chiều 23/5, Quốc hội đã thảo luận về dự thảo Luật Giá (sửa đổi), nhiều ý kiến liên quan áp giá trần, giá sàn vé máy bay và giá điện, cùng các mặt hàng khác.
Tại phiên làm việc, đại biểu Nguyễn Quốc Luận (đoàn Yên Bái) đánh giá, trong nhóm danh mục hàng hóa thuộc danh mục bình ổn giá, có 10 hàng hóa dịch vụ nhưng không bao gồm giá điện. Trong khi đó, mặt hàng này do Nhà nước định giá nên ông Luận cho rằng, cần bổ sung vào danh mục bình ổn giá.
Theo ông Luận, đây là hàng hóa dịch vụ quan trọng liên quan trực tiếp đến đời sống người dân, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng lớn đến kinh tế xã hội, sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân.
"Thực tiễn cho thấy loại hàng hóa này thay đổi thường xuyên, chỉ tăng không có giảm. Việc tăng giá điện này vẫn chưa đủ bù đắp chi phí, dẫn đến ngành điện bị lỗ lớn, gây ra mất cân đối dòng tiền và kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Vì vậy loại hàng hóa này cần được cơ quan nhà nước có thẩm quyền có biện pháp để bình ổn giá, đưa vào danh mục bình ổn giá thì hợp lý hơn", - ông Luận kiến nghị.
Cùng ý kiến trên, đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cho rằng, quy định hiện nay nhà nước định giá điện nhưng vẫn còn mang tính "bao cấp". Ông Hoà đặt câu hỏi, tại sao không đưa mặt hàng này vào danh mục bình ổn giá?

"Tại sao không đưa điện vào quỹ bình ổn giá như quỹ bình ổn giá xăng dầu. Hiện nay 100% người dân đều sử dụng điện vậy tại sao không bình ổn giá. Trong khi đó xăng dầu có người sử dụng có người không. Việc đưa điện vào diện bình ổn giá tôi tin rằng người dân rất hoan nghênh", - ông Hòa phát biểu tại phiên họp.

Hôm qua 22/5, Tổng giám đốc EVN Trần Đình Nhân phát biểu tại Hội nghị phát động tiết kiệm điện toàn quốc năm 2023, do Bộ Công Thương tổ chức, cho biết, Hiện hệ thống điện đã không còn công suất dự phòng. Dù Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia đã triệt để khai thác tiết kiệm thủy điện nhưng đến ngày 21/5 sản lượng còn lại trong hồ toàn hệ thống là 2,91 tỷ kWh, thấp hơn 1,72 tỷ kWh so với kế hoạch năm. Miền Bắc thấp hơn 1,033 tỷ kWh, miền Trung thấp hơn 435,6 triệu kWh, miền Nam thấp hơn 258 triệu kWh.
EVN cũng đã vay 100.000 tấn than ủa Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 2, tăng cường mua thêm điện từ Trung Quốc và Lào để đảm bảo cung ứng điện.
Nhân viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tại địa điểm dịch vụ - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.05.2023
EVN lỗ, sao lại bắt dân trả tiền điện cao hơn doanh nghiệp?

Làm gì để EVN không phá sản?

Phát biểu góp ý tại phiên họp, đại biểu Nguyễn Thiện Nhân (đoàn TP. HCM) cho rằng, việc Nhà nước điều tiết giá điện ở Việt Nam là mệnh lệnh hành chính chứ "Nhà nước không chi một đồng nào".
Ông Nhân nêu ý kiến, Nhà nước phải có nguồn lực tài chính công và dự trữ hàng hóa phù hợp khi điều tiết giá. Dẫn chứng về vấn đề giá điện, vị đại biểu cho biết ở các nước, việc cung cấp điện cho người dân, doanh nghiệp theo cơ chế thị trường.
Điển hình, năm 2022, khi giá dầu, than, khí tăng làm chi phí sản xuất điện tăng, chính phủ nhiều nước đã có chính sách hỗ trợ để cho người tiêu dùng, doanh nghiệp vẫn có thể sử dụng điện ở mức cần thiết mà không phải trả thêm tiền điện.
ĐBQH Nguyễn Thiện Nhân dẫn chứng, ở Nhật Bản, cứ 1 kWh điện tiêu dùng thì Chính phủ trả 7 yen Nhật còn lại gia đình phải trả. Qua đó giảm 20% hóa đơn tiền điện các hộ phải trả theo giá điện cao hơn của các công ty điện. Hay như ở Pháp, Chính phủ Pháp cũng trợ cấp cho các doanh nghiệp điện 49 tỷ USD từ ngân sách.
Tuy nhiên, Luật Giá hiện hành và dự thảo Luật Giá (sửa đổi) chưa quy định nguyên tắc quản lý điều tiết giá của Nhà nước, gây nhiều vướng mắc, bất cập trong việc điều tiết giá, đặc biệt là giá điện.
Điều này đã dẫn tới việc EVN kinh doanh thua lỗ dù đã tăng giá điện 3%, với tổng lỗ 3 năm dự kiến hơn 100.000 tỷ đồng, tương đương 49% vốn điều lệ của tập đoàn này.
Theo ông Nhân, đó là chưa kể đến việc, hiện EVN đang nợ tiền mua điện gần 20.000 tỷ đồng, đến hạn phải trả nhưng lại không có tiền để trả.
Nhân viên công ty EVN (Vietnam Electricity) - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.05.2023
Kinh doanh khó khăn, EVN xin giãn nợ
Áp lực này đe dọa tài chính của doanh nghiệp, dẫn đến không có tiền duy tu máy móc, giảm năng lực sản xuất, đồng thời khó vay các ngân hàng để có tiền trả nợ khách hàng, đầu tư mới.
Ông Nhân phân tích, năm 2024 nếu giá điện không tăng khoản lỗ sẽ lên tới 112.000 - 114.000 tỷ đồng, tức chiếm 54-70% vốn chủ sở hữu của EVN, còn nếu giá điện tăng 3% thì lỗ 94.000 - 126.000 tỷ đồng.

"Với tình hình lỗ như vậy, mất 46-60% vốn chủ sở hữu, EVN không thể thành tập đoàn mạnh, phát triển bền vững như Chính phủ yêu cầu", - đại biểu Nguyễn Thiện Nhân, nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành uỷ TP.HCM, phân tích.

Do đó, ông Nhân đề nghị bổ sung nguyên tắc quản lý điều tiết giá vào dự thảo Luật Giá sửa đổi, theo đó Nhà nước phải có nguồn lực tài công, dự trữ hàng hóa phù hợp khi điều tiết giá, để EVN không tiến tới trạng thái "sắp phá sản trong năm 2024".
Cần nói thêm, đây là tập đoàn lớn nhất, doanh nghiệp nhà nước quan trọng nhất ngành điện Việt Nam.

"Chính phủ xin không tiếp thu ý kiến này"

Về mặt hàng điện, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết mặt hàng này hiện thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá (kể cả giá bán lẻ, bán buôn cũng như tại các khâu phát, truyền tải...).
Việc định giá, điều chỉnh giá do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền định giá quyết định nên về cơ bản đã bao quát các mục tiêu về ổn định giá cả, tác động đến đời sống người dân, doanh nghiệp cũng như chính phương án kinh doanh của doanh nghiệp điện. Do đó, Ủy ban Thường vụ xin Quốc hội cho đưa mặt hàng này ra khỏi danh mục bình ổn giá.
Giải trình, tiếp thu các ý kiến trên, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, việc không đưa giá điện vào diện bình ổn là do Nhà nước đã định giá.
Điều này sẽ mang lại lợi ích cho người tiêu dùng hơn, đảm bảo nguồn lực trong bối cảnh ngân sách hạn hẹp.

"Doanh nghiệp sản xuất điện chủ yếu là EVN - tập đoàn Nhà nước chiếm trên 50%, nên nếu đưa vào diện bình ổn giá phải sửa Luật Ngân sách, nên Chính phủ xin không tiếp thu ý kiến này", - Bộ trưởng Hồ Đức Phớc trình bày quan điểm.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала