Cú lừa ngoạn mục của Việt Á và bài học đau đớn ở Việt Nam

© TTXVN - Nguyễn Phương HoaPhó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu điều hành nội dung phiên họp
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu điều hành nội dung phiên họp  - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.05.2023
Đăng ký
Báo cáo của Đoàn giám sát Quốc hội đã nêu rõ một số sai phạm nghiêm trọng trong công phòng, chống dịch Covid-19 tại Việt Nam, trong đó điển hình là vụ Việt Á và vụ “chuyến bay giải cứu”.
Trong vụ Việt Á, đến nay nhà chức trách đã khởi tố 30 vụ án, 107 bị can. Vụ “chuyến bay giải cứu, VKSND tối cao đã truy tố 54 bị can, trong đó có 18 bị can bị truy tố tội Nhận hối lộ, với khung hình phạt tù 20 năm, chung thân hoặc tử hình.

Khởi tố 161 bị can trong 2 vụ Việt Á và "chuyến bay giải cứu"

Ngày 29/5, như Sputnik thông tin, Quốc hội dành thời gian giám sát tối cao về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; cũng như việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng.
Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, trước khi tiến hành thảo luận, các đại biểu đã nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn giám sát của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo của Đoàn giám sát về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Quốc hội cũng nghe báo cáo của Đoàn giám sát về việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng; xem video clip về kết quả giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng.
Báo cáo của Quốc hội được triển khai trong bối cảnh dịch Covid-19 được kiểm soát, mọi hoạt động của đời sống kinh tế - xã hội trở lại trạng thái bình thường. Những vấn đề tồn tại, phát sinh trong quá trình phòng, chống dịch đã và đang trong quá trình khắc phục.
Kết luận thanh tra, kiểm tra, kiểm toán việc huy động, quản lý, sử dụng nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch đã được hoàn thành.
© Ảnh : TTXVN - Nguyễn Phương HoaChủ nhiệm Uỷ ban Xã hội cuả Quốc hội Nguyễn Thuý Anh trình bày Báo cáo của Đoàn giám sát Quốc hội về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng.
Chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội cuả Quốc hội Nguyễn Thuý Anh trình bày Báo cáo của Đoàn giám sát Quốc hội về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.05.2023
Chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội cuả Quốc hội Nguyễn Thuý Anh trình bày Báo cáo của Đoàn giám sát Quốc hội về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng.
Trong báo cáo, Đoàn giám sát đã nêu rõ một số sai phạm nghiêm trọng trong công phòng, chống dịch tại Việt Nam. Cơ quan chức năng đã làm rõ, xử lý nhiều cán bộ ở trung ương và địa phương, một số người bị xử lý hình sự. Điển hình về những sai phạm nói trên là vụ Việt Á và "chuyến bay giải cứu" ở Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao và nhiều địa phương.
Theo đó, trong vụ Việt Á ghi nhận nhiều vi phạm trong đấu thầu, mua sắm, vay, mượn kit xét nghiệm. Kiểm toán Nhà nước cho biết, trong 2 năm 2020 và 2021, các đơn vị đã mua sắm sinh phẩm, hóa chất, kit xét nghiệm với các mức giá khác nhau, tùy thuộc vào chủng loại, xuất xứ, hãng sản xuất.
Trong đó, một số đơn vị mua kit xét nghiệm từ Công ty Việt Á với giá trị lên tới hơn 2.161 tỷ đồng (mua trực tiếp hoặc qua trung gian phân phối). Đầu tháng 5/2023, Bộ Công an ghi nhận, các cơ quan điều tra đã khởi tố 30 vụ án, 107 bị can.
Trong đó, Cơ quan CSĐT Bộ Công an khởi tố 1 vụ án, 31 bị can; cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng khởi tố 1 vụ án, 5 bị can. Cơ quan CSĐT của 25 tỉnh, thành phố khởi tố 28 vụ án, 71 bị can. Vụ án cũng đang tiếp tục điều tra mở rộng.
Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội đề nghị cơ quan có thẩm quyền khẩn trương xử lý dứt điểm các vụ việc liên quan đến Công ty cổ phần công nghệ Việt Á theo chủ trương của Bộ Chính trị về phân loại xử lý tổ chức, cá nhân vi phạm.

18 bị can vụ “chuyến bay giải cứu” bị truy tố tội Nhận hối lộ

Ngoài vụ Việt Á, Cơ quan ANĐT Bộ Công an đã khởi tố vụ án “đưa và nhận hối lộ”, khởi tố nhiều lãnh đạo, cán bộ, công chức có liên quan ở Bộ Ngoại giao, Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Y tế và một số địa phương.
Đến 3/4/2023, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã có kết luận điều tra, đề nghị truy tố đối với 54 bị can về 5 hành vi phạm tội gồm: đưa hối lộ, nhận hối lộ, môi giới hối lộ, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã hoàn tất cáo trạng vụ án và chuyển hồ sơ cho cơ quan xét xử. Báo cáo nêu rõ, cơ quan chức năng chưa phát hiện vi phạm các quy định về huy động, quản lý, sử dụng nguồn lực trong vụ việc này.
Đại diện VKSND TP. Hà Nội đang đối đáp lại - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.05.2023
Diễn biến mới vụ án Lê Thị Dung: VKSND tỉnh Nghệ An kiến nghị huỷ án
Cáo trạng ngày 19/4 của VKSND Tối cao truy tố 54 bị can trong vụ “chuyến bay giải cứu” nêu rõ, trong quá trình cấp phép các chuyến bay, phê duyệt cách ly tại địa phương và cả trong quá trình giải quyết vụ án, có 25 cá nhân đã lợi dụng quyền hạn, chức vụ được giao, nhận hối lộ hơn 164 tỷ đồng.
Trong quá trình điều tra vụ án, có 2 sĩ quan Công an nhận hàng triệu USD để chạy án, lừa đảo. Đặc biệt, có tới 18 bị can bị VKSND tối cao truy tố tội Nhận hối lộ theo khoản 4, Điều 354 Bộ Luật Hình sự, với khung hình phạt tù 20 năm, chung thân hoặc tử hình.
Trong đó, riêng bị can Phạm Trung Kiên, cựu Thư ký của đồng chí Thứ trưởng Bộ Y tế, bị cáo buộc nhận hối lộ 253 lần với tổng số tiền hơn 42,6 tỷ đồng trong giai đoạn từ tháng 9/2020 đến tháng 1/2022.

Việc nghiên cứu, sản xuất vaccine Covid-19 “giờ đã là quá muộn”

Thảo luận về báo cáo giám sát của Quốc hội, đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) cho rằng, đại dịch Covid-19 vừa qua "ác liệt không khác gì một cuộc chiến tranh".
Ông nhấn mạnh, không thể quên sự đóng góp của các lực lượng, người dân, đặc biệt là lực lượng y tế.
Dù vậy, báo cáo đã nêu rõ những tồn tại, hạn chế khi đã xảy ra những sai phạm nghiêm trọng trong hoạt động phòng, chống dịch Covid-19. Thậm chí, có những sai phạm xảy ra trong các lĩnh vực rất ít có sai phạm như nghiên cứu khoa học, nghiệm thu, chuyển giao công nghệ...
© Ảnh : TTXVN - Nguyễn Phương HoaĐại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Nguyễn Anh Trí phát biểu.
Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Nguyễn Anh Trí phát biểu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.05.2023
Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Nguyễn Anh Trí phát biểu.
“Có những cú lừa ngoạn mục sắc như dao cắt của công ty Việt Á, trong tổ chức cơ sở sản xuất kit xét nghiệm rất đau đớn, đáng lên án. Sự trả giá quá đắt, quá lớn”, ông Trí trăn trở.
Đại biểu bày tỏ đồng ý với quan điểm "ai tham ô, tham nhũng, ai xà xẻo trong hoạt động phòng, chống COVID-19 thì phải xử lý nghiêm khắc". Tuy nhiên, cần xem xét thật có lý, có tình, công bằng với những ai sai sót nhưng không phải vì vụ lợi mà để kịp thời chống dịch, nhằm mang lại lợi ích của cộng đồng, theo đúng tinh thần chỉ đạo của Đảng, Quốc hội.
Đại biểu Nguyễn Anh Trí cũng đề nghị nên sớm kết thúc điều tra vụ án để xã hội ổn định, cán bộ vững lòng thực hiện các công vụ mới.
Ngoài ra, ông đề nghị Bộ Y tế chú ý đến việc sản xuất kit xét nghiệm, vaccine. Theo ông, Việt Nam không thể kém hơn quốc tế, đặc biệt các nước xung quanh. Tuy nhiên, Việt Nam nên ngừng việc tự nghiên cứu, sản xuất vaccine phòng Covid-19, vì bây giờ đã là quá muộn. Thay vào đó, cần tìm mua loại vaccine tốt, giá cả hợp lý và đảm bảo đầy đủ để tiêm phòng cho người dân.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала