Việt Nam sắp ký thỏa thuận với ROSATOM liên quan lò phản ứng hạt nhân mới

© Sputnik / Evgeny Biyatov / Chuyển đến kho ảnhRosatom
Rosatom  - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.08.2023
Đăng ký
TS. Trần Chí Thành, Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (Vinatom) cho biết, nghiên cứu khả thi (FS) và hồ sơ phê duyệt mặt bằng (DSA) của dự án trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ hạt nhân CNST đang được đàm phán với Tập đoàn Năng lượng nguyên tử quốc gia Liên bang Nga (ROSATOM) và sẽ được ký kết trong vài tháng tới.
Việt Nam đang có lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt vận hành được 40 năm với chức năng chính là sản xuất đồng vị phóng xạ, phân tích kích hoạt neutron, nghiên cứu cơ bản, ứng dụng và đạo tạo nhân lực về công nghệ hạt nhân.

Hội nghị Khoa học và Công nghệ hạt nhân toàn quốc lần thứ 15

Hôm nay 9/8, Bộ Khoa học và Công nghệ, Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa phối hợp tổ chức khai mạc Hội nghị Khoa học và Công nghệ hạt nhân toàn quốc lần thứ 15, gọi tắt là VINANST-15.
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Huỳnh Thành Đạt cho biết, Hội nghị Khoa học và Công nghệ hạt nhân toàn quốc là một sự kiện khoa học quan trọng, có ý nghĩa đối với thúc đẩy nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử của đất nước trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực thúc đẩy khoa học công nghệ, ứng dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình.
“Trong những năm qua, công tác nghiên cứu, phát triển, ứng dụng và đào tạo trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận”, Bộ trưởng nói.
Ngành năng lượng hạt nhân Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức nhằm đạt được các mục tiêu phát triển, trong đó tập trung vào việc nâng cao tiềm lực khoa học, công nghệ hạt nhân; hỗ trợ tiếp thu, làm chủ, chuyển giao và phát triển công nghệ.
Rosatom - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.06.2023
Sri Lanka và Rosatom thỏa thuận xây dựng nhà máy điện hạt nhân
Việt Nam cũng hướng đến tạo ra nhiều công nghệ, sản phẩm và dịch vụ phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội, đáp ứng những yêu cầu của đất nước.
Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt cho rằng, để thực hiện được các mục tiêu nói trên, việc trao đổi kết quả và hợp tác trong nghiên cứu, phát triển và ứng dụng năng lượng hạt nhân có vai trò rất quan trọng.
Tiếp theo 14 Hội nghị đã tổ chức thành công trước đây, Hội nghị lần này đã có sự lớn mạnh về quy mô tổ chức, số lượng đại biểu, đặc biệt là nội dung và chất lượng các báo cáo khoa học.
“Tôi tin tưởng rằng kết quả của Hội nghị sẽ góp phần định hướng, xây dựng và triển khai các chương trình nghiên cứu, phát triển, đồng thời tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hạt nhân của Việt Nam”, ông Đạt bày tỏ.
Bộ trưởng đánh giá cao sự tham gia của các tổ chức và đại biểu quốc tế, góp phần nâng cao kết quả và uy tín của Hội nghị và hy vọng rằng trong tương lai Hội nghị sẽ trở thành một sự kiện quan trọng trong lĩnh vực hạt nhân của khu vực và quốc tế.

Sắp ký với ROSATOM

Theo TS. Trần Chí Thành, Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (Vinatom), Bộ Khoa học và Công nghệ cho hay, một nhiệm vụ quan trọng được Vinatom tập trung thời gian qua là triển khai Dự án trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ hạt nhân (CNST).
Theo TS. Thành, việc tăng cường nguồn nhân lực là một trong những nhiệm vụ quan trọng của dự án này.
Đáng chú ý, lãnh đạo Vinatom cho biết, đến nay nghiên cứu khả thi (FS) và hồ sơ phê duyệt mặt bằng (DSA) của dự án trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ hạt nhân CNST đang được đàm phán với tập đoàn Năng lượng nguyên tử quốc gia Liên bang Nga (ROSATOM) và “sẽ được ký kết trong vài tháng tới”.
Như đã thông tin, Nga và Việt Nam có truyền thống hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân. Liên Xô trước đây đã giúp Việt Nam khôi phục và nâng cấp lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu tại Đà Lạt.
Lò phản ứng nhà máy điện hạt nhân Taishan, Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.05.2023
Rosatom sẵn sàng hỗ trợ Trung Quốc tháo dỡ các lò phản ứng hạt nhân công nghiệp
Ở thời điểm hiện tại, Nga cũng đang tích cực giúp đỡ Việt Nam thực hiện dự án xây dựng Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ hạt nhân (CNST) với lò nghiên cứu mới.
Tại cuộc tiếp xúc giữa Phó Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga - Chernyshenko Dmitry Nikolaevich và Đoàn đại biểu cấp cao Phân ban Nga đến thăm Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam (Vinatom) hồi tháng 4 năm nay, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Lê Xuân Định đã nhấn mạnh, dự án CNST nhận được sự quan tâm sâu sắc của lãnh đạo cấp cao hai nước và đã được Chính phủ Việt Nam phê duyệt chủ trương đầu tư.
Cũng phát biểu hồi tháng 4, TS. Trần Chí Thành đã báo cáo một số nội dung hợp tác đang được triển khai hợp tác giữa Vinatom cùng ROSATOM và các đối tác Nga trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
TS. Thành đề cập đến việc hợp tác xây dựng lò nghiên cứu mới CNST với ROSATOM. Bên cạnh đó, ROSATOM đang chuẩn bị đầu tư vào Công ty Chiếu xạ Cần Thơ - là đơn vị chiếu xạ kiểm dịch phục vụ xuất khẩu nông sản, thuỷ hải sản Việt Nam.
Viện Nghiên cứu hạt nhân đang tiến hành các thủ tục để mua nhiên liệu cho lò nghiên cứu Đà Lạt để vận hành thêm 10 năm. Vinatom cùng Tập đoàn Hưng Thịnh đang bắt đầu trao đổi hợp tác với ROSATOM trong chế biến sa khoáng ven biển.
Ngoài ra, các bên còn có trao đổi hợp tác về sản xuất dược chất phóng xạ mới tại Việt Nam để điều trị ung thư, nâng cao năng lực y học hạt nhân hướng tới lò nghiên cứu mới. VINATOM tích cực đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu với Viện Liên hiệp Nghiên cứu hạt nhân Dubna trong dự án lò nghiên cứu mới CNST, và gửi cán bộ sang làm việc tại Dubna nhằm đào tạo đội ngũ đầu đàn cho dự án CNST.
Dự án có thiết bị chính là lò phản ứng nghiên cứu mới công suất 10 MWt, dự kiến đặt ở 5 địa điểm tại Đồng Nai và Lâm Đồng, tập trung vào các lĩnh vực khoa học vật liệu chiếu xạ, khoa học sinh học, đồng vị phóng xạ, kỹ thuật lò phản ứng, an toàn bức xạ...
Hiện Việt Nam đang có lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt (DNRR) vận hành được gần 40 năm.
Theo TS Nguyễn Kiên Cường, Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, DNRR được cấp giấy phép hoạt động đến năm 2032. Lò này có chức năng chính là sản xuất đồng vị phóng xạ, phân tích kích hoạt neutron, nghiên cứu cơ bản và ứng dụng, giáo dục và đào tạo hạt nhân.

Các nước muốn hỗ trợ Việt Nam phát triển năng lượng hạt nhân

TS. Grigory V.Trubnikov, Chủ tịch Viện Liên hiệp nghiên cứu hạt nhân Dubna (JINR) thông tin tại hội nghị (qua hình thức video trực tuyến) cho biết, hiện nay Viện Liên hiệp nghiên cứu hạt nhân Dubna đang thúc phát triển nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân.
Ông Trubnikov nêu rõ, các hoạt động của Viện đang tiếp tục tăng cường nhằm mục tiêu phát triển bền vững. Thời gian qua, Viện đã phát triển cơ sở hạ tầng với quy mô lớn tại một số dự án quan trọng. Viện cũng đã có những nỗ lực quan trọng để tăng cường hợp tác quốc tế cũng như có sự tham gia của nhiều quốc gia trong lĩnh vực nghiên cứu này, thu hút các nhà khoa học, kỹ sư tài năng làm việc tại Viện. Qua đó tăng cường xây dựng cơ sở vật chất mới, tăng cường hiệu năng hoạt động của các nhà máy, dự án để giải quyết các vấn đề đặt ra.
Toàn cảnh thôn Vĩnh Hy - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.07.2023
Quốc hội dừng dự án điện hạt nhân, Ninh Thuận hủy thông báo thu hồi đất
Tiếp đó là các hoạt động liên quan đến lò phản ứng, chương trình hợp tác nghiên cứu quốc tế về các lò phản ứng…
Phát biểu tại hội nghị, ông Shirakawa Tomoaki, Giám đốc điều hành Công ty Phát triển Năng lượng hạt nhân Nhật Bản (JINED) bày tỏ, Nhật Bản mong muốn hỗ trợ các dự án năng lượng nguyên tử của Việt Nam.
Theo ông Tomoaki, hiện, JINED đã xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cần thiết trong lĩnh vực công nghệ hạt nhân cùng với Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam.
Tháng 5/2023, Quy hoạch Điện VIII của Việt Nam đã được thông qua, tạo tiền đề để hướng tới phát thải ròng các bon bằng 0 vào năm 2050. Tại Nhật Bản, vào tháng 5/2023, Nhật Bản đã thông qua những chính sách cơ bản về phát triển năng lượng, quá trình chuyển đổi xanh trong lĩnh vực này.
Với những nội dung đưa ra tại COP26, các quốc gia đặt ra mục tiêu trung hòa các bon vào năm 2050 trong đó có Việt Nam. Tại Hội nghị bộ trưởng G7 về hạt nhân, các quốc gia thành viên cũng đã quyết định cắt giảm 60% lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2035 so với mức phát thải vào năm 2019.
“Đây là mục tiêu đầy thách thức nhìn từ vấn đề đảm bảo nguồn an ninh năng lượng. Nếu chỉ dùng các nguồn năng lượng tái tạo thì sẽ không đủ, do vậy năng lượng hạt nhân sẽ là giải pháp tốt nhất”, chuyên gia Nhật Bản nhấn mạnh.
Vào năm 2023, hai nước cùng khởi đầu một thời kỳ mới trong quá trình chuyển đổi năng lượng và trung hòa carbon. Hai bên sẽ tăng cường hợp tác về năng lượng hạt nhân để chung tay tạo nên một tương lai thịnh vượng.
Trong khi đó, về phía Hàn Quốc, TS In Cheol Lim, Phó Chủ tịch Điều hành Viện nghiên cứu năng lượng và nguyên tử Hàn Quốc (KAERI), đánh giá cao những nỗ lực nhất quán của Việt Nam nhằm nâng cao vai trò của công nghệ hạt nhân để đạt được sự phát triển bền vững và giải quyết vấn đề năng lượng.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.07.2023
Cam kết của Việt Nam trong Kế hoạch không vũ khí hạt nhân
Theo ông In, KAERI đã tạo ra một bước nhảy vọt mới bằng cách đưa ra tầm nhìn trở thành một trung tâm công nghệ hạt nhân vì một thế giới tốt đẹp hơn.
Ông Pill Hwan Park, Giám đốc Văn phòng Hiệp định hợp tác vùng (RCA) cho biết, trong giai đoạn hậu Covid-19, thế giới đã và đang có những thách thức mới trên quy mô toàn cầu như: biến đổi khí hậu, phục hồi kinh tế, an ninh năng lượng. Hiện nay, các vấn đề về khoa học công nghệ năng lượng đã và đang có vai trò quan trọng trong ứng phó với những thách thức đó để đạt được các mục tiêu, đóng góp vào sự phát triển toàn cầu một cách bền vững.

“Vai trò và sự tham gia của Viện năng lượng nguyên tử VN trong các tổ chức, trong đó có IAEA là ví dụ về sự tham gia của Việt Nam trong hợp tác KH&CN quốc tế. Việt Nam thể hiện sự năng động trong việc tạo nên một môi trường thúc đẩy khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực KH&CN hạt nhân”, ông Pil bày tỏ.

RCA mong muốn hợp tác với Việt Nam vượt qua các thách thức, tạo nên nền tảng đổi mới sáng tạo để chia sẻ kinh nghiệm, năng lực và khả năng để có được kết quả tốt nhất trong chuyển giao công nghệ, xây dựng các quan hệ đối tác kinh doanh giữa các bên và các ngành liên quan.
RCA cũng cam kết hỗ trợ Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam trong đào tạo nguồn nhân lực và trong các hoạt động hợp tác khác.
Bắt đầu từ năm 1996, Hội nghị Khoa học và Công nghệ hạt nhân toàn quốc được tiến hành định kỳ 2 năm/lần nhằm công bố những kết quả mới về nghiên cứu, ứng dụng, giảng dạy trong lĩnh vực khoa học và công nghệ hạt nhân của Việt Nam và quốc tế.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала