Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không bị bất ngờ

© Depositphotos.com / WollertzĐồng Việt Nam và đô la Mỹ
Đồng Việt Nam và đô la Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.09.2023
Đăng ký
Tỷ giá USD/VND “nổi sóng” dù Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nỗ lực hút tiền về qua kênh tín phiếu.
Việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng, ngược lại với chính sách tiền tệ thắt chặt tại Mỹ, theo nhiều chuyên gia, là một trong những nguyên nhân gây áp lực cho tỷ giá VND/USD.
Tuy nhiên, VND hiện vẫn ổn định và áp lực tỷ giá không quá đáng lo. Việt Nam chỉ cần có phương án phòng bị rủi ro từ nay đến cuối năm.

Áp lực tỷ giá vẫn lớn

Tỷ giá vẫn tăng dù Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hút về lượng lớn tiền VND qua tín phiếu.
Tỷ giá USD/VND bật tăng tại hầu hết các ngân hàng đồng loạt vượt mốc 24.500 đồng trong sáng nay 23/9. Theo thống kê của một số tổ chức tài chính, tính đến nay tỷ giá VND/USD cũng đã tăng khoảng gần 3% so với hồi đầu năm dù không phải là đồng tiền mất giá lớn trong khu vực, tuy nhiên cũng gây tâm lý lo ngại.
Thực tế, sức ép lên tỷ giá vẫn chưa hạ nhiệt dù NHNN đã phát tín hiệu giảm bớt sự dư thừa thanh khoản VND trên thị trường liên ngân hàng thông qua kênh chào bán tín phiếu.
Nhiều chuyên gia nhận định, sự trái ngược trong chính sách tiền tệ giữa Mỹ và Việt Nam được coi là nguyên nhân chính tạo áp lực lên tỷ giá những tháng gần đây.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng phát biểu - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.09.2023
Nước cờ đầy bất ngờ của Ngân hàng Nhà nước
Theo đó, kể từ đầu năm đến nay, NHNN Việt Nam hạ lãi suất 4 lần, tổng cộng từ 1,25 điểm % đến 1,5 điểm %, cùng thời gian đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cũng đã thắt chặt thêm 4 lần, nâng lãi suất thêm 1 điểm %.
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho biết, thời gian qua, Mỹ nâng lãi suất điều hành lên 5 - 5,25%, mức cao nhất trong 22 năm, USD mạnh lên làm cho các đồng tiền đối ứng giảm đi một cách tương đối. Tuy nhiên, NHNN vẫn quyết tâm giữ vững giá trị VND so với USD, nên nhiều năm nay, trong khi các đồng tiền trên thế giới mất giá nhiều, thì VND chỉ mất giá khoảng 2 - 3%.
“Như vậy, có thể tin tưởng rằng, từ nay đến cuối năm, VND sẽ ổn định so với USD và nếu có thì chỉ thay đổi 2 - 3% so với USD”, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh bày tỏ.
Như Sputnik đưa tin, đặt trong bối cảnh Fed thể hiện quan điểm diều hâu hơn sau cuộc họp tháng 9 vừa qua, NHNN mới đây cũng đã mở lại kênh hút tiền qua kênh tín phiếu sau hơn 6 tháng tạm ngưng.
Cụ thể, trong 2 phiên giao dịch 21/9 và 22/9, NHNN đã hút ròng gần 20.000 tỷ ra khỏi hệ thống ngân hàng thông qua kênh tín phiếu.
Nhận xét về động thái NHNN phát hành tín phiếu, hút tiền về, nhiều chuyên gia cho rằng, đây là tín hiệu rất rõ ràng về việc Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng sử dụng các công cụ để điều tiết vĩ mô, đặc biệt là tỷ giá. Hút tiền qua kênh tín phiếu là biện pháp ít tốn kém nhất và hợp lý nhất trong giai đoạn hiện nay.
“Việc mở lại kênh phát hành tín phiếu là quyết định chính xác từ phía nhà điều hành để giảm thiểu đầu cơ tỷ giá trong hệ thống”, ông Trần Ngọc Báu, CEO WiGroup cho biết.
Sputnik đã đề cập trước đó, phát biểu mới đây, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, điều hành tỷ giá là một trong những thành công của NHNN trong thời gian qua khi từ đầu năm tới nay, VND chỉ mất giá khoảng 1,8% cho tới 2%. Trong khi đó, đồng tiền của những nước lớn đang mất giá từ 9 đến 10%, đồng yen Nhật còn mất giá tới 12% so với USD.

Còn Thống đốc Nguyễn Thị Hồng khẳng định: “VND là một trong những đồng tiền ổn định trên thế giới và khu vực và mặt bằng lãi suất giảm dần”.

Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.09.2023
Nhà đầu tư nhấp nhổm rời Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước tung đòn khôn khéo

Tin tưởng vào NHNN

Trước lo ngại kịch bản căng thẳng tỷ giá lặp lại như giai đoạn nửa cuối năm 2022, TS. Nguyễn Hữu Huân, Giảng viên Trường đại học Kinh tế TP.HCM cho biết, tỷ giá VND/USD tăng cũng không quá cao, tính đến nay mới tăng khoảng 3 - 4% và chưa đáng quan ngại. Yếu tố tỷ giá tăng cao cũng mang tính mùa vụ, thường tăng vào giai đoạn quý III và cuối năm.
“Khi USD tăng mạnh lên so với các đồng tiền khác, nếu Việt Nam vẫn cố gắng neo VND so với USD, thì cũng không tốt cho xuất khẩu - vốn là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, có thể hy sinh một phần nào đó về tỷ giá để hỗ trợ tăng trưởng ở thời điểm hiện tại”, báo Đầu tư dẫn lời ông Huân cho biết.
Chuyên gia nhận định, từ nay đến cuối năm, tỷ giá có thể lên trên 25.000 đồng/USD, sau đó về lại mức 24.000 đồng/USD, bởi kiều hối về nhiều vào cuối năm.
Ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM khẳng định, doanh nghiệp có thể đặt niềm tin vào sự ổn định tỷ giá, với biên độ dao động như mục tiêu NHNN đặt ra. Nói với Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Lệnh cho biết, thực tế trong thời gian ngắn gần đây, cung - cầu tỷ giá VND/USD không hề có diễn biến bất thường.
“Chúng ta đang có nhiều dư địa để có thể kiểm soát tỷ giá theo mục tiêu. Tỷ giá thời gian qua có tăng, một phần do yếu tố tác động tâm lý trong ngắn hạn. Trong đó, có kỳ vọng tăng tỷ giá làm tác động ngược lên thị trường”, ông Lệnh nói.
Tuy nhiên, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM khẳng định, với chính sách điều hành của NHNN như hiện tại, doanh nghiệp, người dân hoàn toàn có thể đặt niềm tin vào sự ổn định tỷ giá, với biên độ dao động như mục tiêu NHNN đặt ra. Cùng với đó, như Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã khẳng định, chính sách tiền tệ sẽ tiếp tục được điều hành linh hoạt theo hướng hỗ trợ phục hồi sản xuất và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
“Những tín hiệu tích cực hơn từ tăng trưởng tín dụng xuất hiện từ tháng 8 đã cho thấy các chính sách điều hành đã bắt đầu phát huy hiệu quả”, ông Nguyễn Đức Lệnh chỉ rõ.

Không nên tích trữ USD

Chứng khoán Vietcombank (VCBS) giữ quan điểm, trong bối cảnh NHNN vẫn ưu tiên mục tiêu hạ lãi suất cho vay, áp lực lên tỷ giá có xu hướng dồn tích, khả năng VND giảm giá so với USD tiếp diễn trong các tháng cuối năm.
Tuy nhiên, điểm thuận lợi là, giai đoạn này, nguồn cung ngoại tệ cùng tỷ giá ổn định nhờ một số yếu tố, nên nhóm phân tích của VCBS duy trì dự báo mức mất giá hợp lý của VND so với USD khoảng 3% trong năm nay.
TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia chia sẻ với Doanh nghiệp và Kinh doanh cho rằng, động thái tăng lãi suất vào tháng 11 của Fed có thể sẽ gây biến động tỷ giá nhưng sẽ không quá lớn bởi thị trường đã dự đoán được trước.
Nhân viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tại địa điểm dịch vụ - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.09.2023
Việt Nam bán điện sang Lào, EVN lo mất cả triệu USD

“Khác với năm ngoái, năm nay NHNN đã có sự chuẩn bị và trong tình thế rất chủ động, không bị bất ngờ. Năm ngoái khi Fed tăng lãi suất dồn dập mà Việt Nam không tăng dẫn đến tỷ giá tăng mạnh còn năm nay, Fed đã ở cuối chu kỳ tăng lãi suất, NHNN cũng đã dự liệu và có những biện pháp phòng bị”, ông Lực tin tưởng.

Bên cạnh đó, bối cảnh năm nay đã khác, hệ thống ngân hàng ổn định, cán cân vãng lai thặng dư tốt, hiện Việt Nam đang xuất siêu khoảng 20 tỷ USD, đầu tư FDI cũng có dấu hiệu rất tích cực trong hai tháng gần đây.
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh lưu ý, USD có thể có lúc tăng giá, nhưng sẽ quay về mức bình thường và hiện Ngân hàng Nhà nước cũng chưa phải can thiệp vào tỷ giá. Do đó, các doanh nghiệp không nên tích trữ USD nếu không thật sự cần thiết, vì sẽ tạo cung cầu ảo, đẩy tỷ giá USD/VND tiếp tục tăng.
“Khi nào doanh nghiệp cần thanh toán đơn hàng nhập khẩu, thì NHNN sẵn sàng nguồn cung. Nếu vội vàng tích trữ USD trong lúc giá đang cao, bản thân doanh nghiệp sẽ thiệt thòi”, ông Thịnh khuyến nghị.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала