Xếp hạng 5 quân đội mạnh nhất Trung Đông

© AP Photo / Kenneth Moll Phóng tên lửa Tomahawk
 Phóng tên lửa Tomahawk - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.11.2023
Đăng ký
Xung đột Palestine - Israel leo thang thành cuộc đối đầu toàn diện giữa IDF và Hamas ở Dải Gaza làm dấy lên mối lo ngại toàn cầu về khả năng xảy ra chiến tranh khu vực. Giữa cuộc khủng hoảng, Sputnik xếp hạng 5 quân đội hàng đầu ở Trung Đông và phân tích cách họ tiếp cận với cuộc xung đột.
Khủng hoảng Palestine - Israel leo thang từ ngày 7 tháng 10 đi kèm với sự gia tăng căng thẳng trong khu vực, dẫn đến việc Mỹ cử hai nhóm tàu sân bay tấn công, cùng ít nhất một tàu ngầm mang tên lửa hành trình Tomahawk, hàng nghìn lính thủy đánh bộ và máy bay chiến đấu bổ sung tới các căn cứ của mình trong khu vực.
Thêm vào đó Washington lớn tiếng những lời đe dọa chống lại Iran, kẻ thù truyền kiếp của Israel, cảnh cáo nước Cộng hòa Hồi giáo bằng phản ứng "ngay lập tức" đối với bất kỳ "hành động khiêu khích" nào của Tehran. Các quan chức Iran lại có quan điểm khác về nguồn gốc căng thẳng, đổ lỗi cho Mỹ gây ra cuộc khủng hoảng khu vực, tin tưởng Israel sẽ sụp đổ nếu không có sự hỗ trợ của Mỹ và cảnh báo việc "cường độ ngày càng gia tăng của cuộc chiến chống lại thường dân Gaza" khiến "chiến tranh mở rộng là... không thể tránh khỏi." .
Israel và Iran là hai trong số năm cường quốc quân sự lớn nhất ở Trung Đông.

Israel

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) là một trong năm quân đội mạnh nhất ở Trung Đông kể từ khi đất nước này thành lập vào năm 1948. Kể từ đó, Israel tham gia hơn chục cuộc chiến tranh lớn nhỏ, bắt đầu từ Chiến tranh Ả Rập - Israel lần thứ nhất năm 1948-1949. Các cuộc xung đột chứng minh cho các nước láng giềng thấy quân đội Israel không thể bị đánh bại trong một cuộc chiến tranh trên bộ thông thường hoặc một cuộc chiến tranh cường độ thấp do lực lượng dân quân Palestine trang bị kém tiến hành, nhưng các nguyên tắc của chiến tranh bất đối xứng đầu thế kỷ 21 cho thấy mặc dù có lợi thế về tiền bạc, vũ khí. và công nghệ, IDF không phải là một lực lượng chiến đấu bất khả chiến bại.
IDF hiện đang phá hủy thành công hầu hết các thành phố của Dải Gaza bằng các cuộc tấn công pháo binh, tên lửa và không quân, nhưng đang gặp khó khăn trong việc tiến vào các khu vực do Hamas nắm giữ trong vùng bị bao vây.
Israel sở hữu một trong những tổ hợp công nghiệp quân sự lớn nhất, đa dạng nhất và có lợi nhuận cao nhất trên thế giới. Nước này sản xuất nhiều máy bay, UAV, tên lửa, radar, hệ thống tác chiến điện tử và thậm chí cả vệ tinh, sản xuất trong nước và chuyển đổi/cải tiến sản phẩm nước ngoài. Các loại vũ khí nội địa chính bao gồm hệ thống phòng không và tên lửa "Iron Dome", "Arrow" và "David's Sling", tên lửa dòng "Jericho" mang đầu đạn hạt nhân.
© AP Photo / Israel Aircraft Industries Tổ hợp tên lửa tầm xa “Arrow-3” của Israel
Tổ hợp tên lửa tầm xa “Arrow-3” của Israel - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.11.2023
Tổ hợp tên lửa tầm xa “Arrow-3” của Israel
Vũ khí nhỏ sản xuất trong nước có súng ngắn "Desert Eagle", súng máy hạng nhẹ "Negev" và súng tự động Uzi, cũng như xe tăng Merkava. Với sự hỗ trợ tài chính của Hoa Kỳ, Israel có thể có được các hệ thống vũ khí mới nhất của Mỹ, trở thành một trong những quốc gia đầu tiên nhận được máy bay chiến đấu Lockheed Martin F-35 mà Israel sửa đổi sâu, trang bị hệ thống điện tử và khả năng sử dụng bom đạn nội địa.
Ngoài ra, Israel được cho là quốc gia có vũ khí hạt nhân (nước này không xác nhận hay phủ nhận, điều này được gọi là "sự mơ hồ có chủ ý"). Tổ chức SIPRI ước tính Israel sở hữu tới 80 vũ khí hạt nhân phóng từ máy bay và tên lửa. Khả năng sở hữu vũ khí hạt nhân của Israel khiến nước này có lẽ trở thành lực lượng quân sự hùng mạnh nhất ở Trung Đông.
© Ảnh : U.S. Navy photo courtesy Lockheed MartinMáy bay chiến đấu-ném bom F-35C
Máy bay chiến đấu-ném bom F-35C Lightning II của Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.11.2023
Máy bay chiến đấu-ném bom F-35C

Iran

Iran là một cường quốc quân sự lớn khác ở Trung Đông. Quân đội thường trực nước này có 350 nghìn quân, và đội quân tinh nhuệ Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC) có 230 nghìn quân. Iran sở hữu một trong những lực lượng quân sự tại ngũ số lượng lớn nhất ở Trung Đông, cùng với ít nhất 350 000 quân dự bị có thể triệu tập khi cần thiết.
Giống như Israel, Iran cũng trải qua nhiều cuộc xung đột mà qua đó quân đội có được những kinh nghiệm chiến đấu đáng kể. Bao gồm Chiến tranh Iran - Iraq tàn khốc, bắt đầu vào tháng 9 năm 1980, khi ông Saddam Hussein, được Hoa Kỳ hậu thuẫn, tiến hành chiến tranh xâm lược nhằm chiếm giữ tỉnh Khuzestan giàu dầu mỏ của Iran.
Chính trong cuộc Chiến tranh Iran - Iraq, nước Cộng hòa Hồi giáo chế tạo máy bay không người lái đầu tiên của mình, UAV trinh sát Mohajer-1.
© Ảnh : Government of the Islamic Republic of IranMáy bay không người lái Mohajer-10
Máy bay không người lái Mohajer-10 - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.11.2023
Máy bay không người lái Mohajer-10
Iran không đáp trả các cuộc tấn công bằng khí độc của Iraq vào mục tiêu quân sự và các thành phố, mặc dù theo luật pháp quốc tế họ có quyền làm như vậy bằng lực lượng hóa học của riêng mình. Iran đã phá hủy kho dự trữ vũ khí hóa học vào những năm 1990 trước khi họ phê chuẩn Công ước về vũ khí hóa học.
Cùng với Israel, Iran có lẽ có ngành công nghiệp quân sự nội địa phát triển nhất ở Trung Đông, tự sản xuất nhiều loại máy bay không người lái trinh sát, tấn công và cảm tử, các loạt tên lửa đạn đạo và hành trình (cộng với tên lửa siêu thanh Fattah mới được giới thiệu hồi đầu năm nay), các hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa hiện đại như Bavar-373 và Khordad 3, cũng như một loạt radar và hệ thống tác chiến điện tử.
Bavar-373 - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.11.2023
Bavar-373
Ngoài ra, vị trí địa lý và mạng lưới liên minh của đất nước mang lại cho Tehran nhiều khả năng nâng cao hơn nữa sức mạnh quân sự của mình. Quan hệ đối tác với Syria và Hezbollah (Lebanon), cho phép Iran nắm giữ bờ biển Địa Trung Hải, và khả năng độc đáo của Tehran trong việc phong tỏa eo biển Hormuz, huyết mạch thương mại hàng hải quan trọng nhất với khoảng 30% tổng lượng dầu thế giới đi qua.
Nếu quan hệ với Israel và Mỹ xấu đi, Iran có thể sử dụng các hệ thống phòng thủ bờ biển và các tên lửa khác tấn công luồng hàng hóa thương mại của Mỹ ở Vịnh Ba Tư, gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Xét về tiềm lực này, Iran đứng thứ hai trong danh sách cường quốc quân sự lớn nhất Trung Đông.
© AP Photo / Hossein Zohrevand/Tasnim News AgencyTên lửa siêu thanh Fattah do Iran sản xuất
Tên lửa siêu thanh Fattah do Iran sản xuất - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.11.2023
Tên lửa siêu thanh Fattah do Iran sản xuất

Thổ Nhĩ Kỳ

Thổ Nhĩ Kỳ - quốc gia có lực lượng quân sự lớn thứ hai trong NATO sau Mỹ - cũng không thể phủ nhận là một trong những cường quốc quân sự mạnh nhất ở Trung Đông. Với 355 200 quân nhân thường trực và 378 700 quân dự bị, cũng như một số căn cứ trong khu vực, Thổ Nhĩ Kỳ có thể cung cấp sự hỗ trợ quan trọng cho bất kỳ hoạt động nào trong khu vực của các đồng minh phương Tây.
Với 16 tỷ USD phân bổ cho quốc phòng và an ninh vào năm 2023, Thổ Nhĩ Kỳ có nghành công nghiệp quân sự phát triển, sản xuất mọi thứ từ máy bay không người lái (như UAV tấn công và trinh sát Bayraktar) cho đến tàu chiến, tên lửa hành trình nội địa, trực thăng ATAK và xe tăng chủ lực Altay - biến thể của K2 Black Panther Hàn Quốc. Thổ Nhĩ Kỳ có quyền tiếp cận một số căn cứ quân sự ở nước ngoài, bao gồm Albania (căn cứ Pasha Liman), Azerbaijan (Trung tâm giám sát ngừng bắn ở vùng Karabakh), Bosnia, Iraq, Kosovo, Libya, Bắc Síp, Qatar, Somalia và Syria ( Damascus đã nhiều lần yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ rút quân và vấn đề này vẫn là trở ngại chính trong việc bình thường hóa quan hệ hai nước).
© AP Photo / Burhan OzbiliciXe tăng quân sự Altay đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc duyệt binh ở Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ
Xe tăng quân sự Altay đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc duyệt binh ở Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.11.2023
Xe tăng quân sự Altay đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc duyệt binh ở Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ
Trong bối cảnh khủng hoảng ở Dải Gaza, Thổ Nhĩ Kỳ bày tỏ sự ủng hộ ngoại giao đối với Palestine và Hamas, nhưng không cho phép bất kỳ bước đi nào chống lại Israel mà Washington hoặc Tel Aviv có thể coi là hành động thù địch.

Ai Cập

Ai Cập, quốc gia tiếp giáp với khu vực xung đột đang diễn ra ở Dải Gaza, cũng được coi là một trong những quốc gia hùng mạnh nhất ở Trung Đông, đứng thứ 14 trong số 145 nước được đánh giá trong báo cáo Chỉ số hỏa lực toàn cầu năm 2023. Quân đội có 438,5 nghìn quân nhân thường trực và 479 nghìn quân dự bị có thể được triệu tập trong trường hợp khủng hoảng. Ai Cập cùng với hầu hết cộng đồng quốc tế kêu gọi thực hiện ngừng bắn ở Gaza và cho phép viện trợ đi qua cửa khẩu biên giới Rafah.

Ả Rập Saudi

Vương quốc Ả Rập Saudi được xếp hạng thứ năm trong bảng xếp hạng của Global Firepower trong số 5 cường quốc quân sự hàng đầu ở Trung Đông và thứ 22 nói chung. Ngân sách quôc phòng nước này vào năm 2023 sẽ là 69,1 tỷ đô la Mỹ và liên tục nằm trong top 10 quốc gia trên thế giới về chi cho quân sự (ví dụ năm 2022 họ xếp thứ 5).
© Flickr / Gonzalo Alonso trực thăng tấn công Apache
 trực thăng tấn công Apache - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.11.2023
trực thăng tấn công Apache
Phần lớn thiết bị quân sự (gần 80%) được Mỹ cung cấp, phần còn lại đến từ Pháp và Tây Ban Nha (lần lượt là 6,4% và 4,9%). Trang bị này bao gồm xe tăng Abrams và xe chiến đấu Bradley, trực thăng chiến đấu Apache, hệ thống tên lửa Patriot và các hệ thống hiện đại khác của Mỹ.
Ả Rập Saudi cùng với các nước khác yêu cầu ngừng bắn ngay lập tức ở Dải Gaza, trong khi cuộc khủng hoảng Palestine - Israel được cho là làm đình trệ các cuộc đàm phán về bình thường hóa quan hệ với Israel.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала