Tất cả thành viên đoàn thanh tra SCB đều nhận hối lộ

© Ảnh : TTXVN - Nguyễn Phương HoaBan Nội chính Trung ương thông báo kết quả cuộc họp Thường trực BCĐ Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Ban Nội chính Trung ương thông báo kết quả cuộc họp Thường trực BCĐ Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.11.2023
Đăng ký
Con số hơn 5,2 triệu USD tiền hối lộ cho bà Đỗ Thị Nhàn, cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước ở vụ án Vạn Thịnh Phát là vụ nhận hối lộ lớn nhất từ trước đến nay.
Theo VOV dẫn lời Phó Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Văn Yên phát biểu tại cuộc họp báo chiều 22/11, tất cả các thành viên của đoàn thanh tra, kiểm tra đến giờ này theo kết luận điều tra, dù ít dù nhiều đều có nhận tiền, quà, đặc biệt trưởng đoàn thanh tra nhận số tiền hơn 5 triệu USD.

Vụ SCB-Vạn Thịnh Phát: Tất cả các thành viên đoàn thanh tra đều nhận hối lộ

Chiều 22/11, tại cuộc họp thông báo kết quả Cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Văn Yên đã trả lời câu hỏi của báo chí liên quan đến vụ việc đoàn thanh tra, kiểm tra Ngân hàng SCB liên quan vụ án Vạn Thịnh Phát, đều nhận hối lộ.
“Tất cả các thành viên của đoàn thanh tra, kiểm tra đến giờ này theo kết luận điều tra dù ít dù nhiều đều có nhận tiền, quà, đặc biệt trưởng đoàn thanh tra nhận số tiền hơn 5 triệu USD”, - Phó Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Văn Yên nhắc lại.
Ông Yên cho biết, quá trình điều tra, vụ án được Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã chỉ đạo sát sao, có sự phối hợp rất chặt chẽ của các cơ quan chức năng, đã nghiên cứu, phân tích, đánh giá đúng tính chất, đúng mức độ, đặc biệt đúng bản chất sai phạm.
Những trường hợp sai phạm nhận tiền lớn đã rõ, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đã bị đề nghị truy tố.
Phó Ban Nội chính phân tích, một số đối tượng còn lại, qua cân nhắc tính chất, mức độ, đặc biệt là nguyên nhân, hoàn cảnh, bối cảnh nhận tiền, số tiền nhỏ, không có động cơ, nhận tiền vào dịp lễ tết…, nếu quy vào tội nhận hối lộ phải căn cứ vào đặc trưng cấu thành của tội nhận hối lộ.
Còng tay - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.09.2023
Cựu phó Vụ trưởng Vụ Thị trường Bộ Công thương nhận hối lộ
Đặc biệt là phải nghiên cứu đánh giá đặc trưng của tội đưa hối lộ, giữa đưa và nhận hối lộ phải có cam kết thỏa thuận làm một việc gì đó, hoặc phải đem lại lợi ích cho bên đưa hối lộ.
“Các trường hợp của đoàn kiểm tra, thanh tra có sai phạm đã được cân nhắc, đưa lên đặt xuống, phân tích, đánh giá; một số đối tượng rơi vào tình cảnh không có thỏa thuận, không có cam kết, đòi hỏi, nhận tiền ít vào dịp lễ tết, căn cứ chính sách hình sự, chủ trương của Đảng về chính sách nhân đạo giữa công, tội, bối cảnh nhận tiền… thì thấy một số trường hợp này không xử lý về mặt hình sự nhưng xử lý nghiêm bằng kỷ luật Đảng và xử phạt hành chính”, - ông Nguyễn Văn Yên cho rằng đây là hình thức xử lý “thấu tình đạt lý”.
Tại vụ án Việt Á, cơ quan chức năng cũng có chủ trương tha, miễn xử lý với người có vai trò thứ yếu, phụ thuộc, phải thực hiện theo mệnh lệnh, không có động cơ vụ lợi trong hoàn cảnh dịch bệnh.

5 triệu USD tiền hối lộ là lớn nhất từ trước đến nay

Cũng tại họp báo, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương lưu ý rằng, đến thời điểm này có thể khẳng định số tiền nhận hối lộ trên 5 triệu USD là vụ việc nhận hối lộ lớn nhất từ trước đến nay trong các vụ án được điều tra.
Ở khía cạnh khác, theo TTXVN dẫn lời ông Nguyễn Văn Yên cho biết, trong quá trình điều tra, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã chỉ đạo sát sao, chặt chẽ, có hệ thống.
“Đặc biệt, Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao đã phối hợp chặt chẽ trong lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan tố tụng Trung ương, nghiên cứu, phân tích đánh giá đúng tính chất, mức độ và bản chất sai phạm”, - TTXVN dẫn phát biểu của ông Nguyễn Văn Yên khẳng định.
tham nhũng - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.09.2023
Số vụ nhận hối lộ ở Việt Nam tăng gấp 3 lần

Bị can vụ SCB đã bỏ trốn thì có xét xử không?

Trả lời câu hỏi của phóng viên về một số đối tượng trong vụ án Vạn Thịnh Phát đang bỏ trốn, bị truy nã thì có xét xử không, ông Nguyễn Văn Yên cho biết, chủ trương xử lý các đối tượng bỏ trốn, bị truy nã đã được Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực chỉ đạo nhất quán.
“Pháp luật Việt Nam cũng đã có quy định với các đối tượng là người Việt, quốc tịch Việt Nam, có đủ căn cứ chứng minh rằng đã phạm tội, đủ căn cứ điều kiện để đưa ra xét xử thì tiếp tục quyết định xét xử vắng mặt. Đây là chủ trương thống nhất, không chỉ riêng với vụ án này, mà nhất quán với bất cứ vụ án nào”, - VOV dẫn lời ông Nguyễn Văn Yên cho biết thêm.
Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương thông tin, để cụ thể chủ trương và quy định của luật, các các cơ quan đang xây dựng cơ chế, chính sách để thực hiện thống nhất, nhưng cần phải có thời gian.
Trụ sở VKS huyện Tuy Đức.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.05.2023
Một kiểm sát viên ở Đắk Nông bị bắt về tội nhận hối lộ
“Cơ chế này đang được nghiên cứu, tổng kết đánh giá và có thể sẽ rút ra những cơ chế như án lệ để sau này có vụ tương tự có thể xét xử”, - ông Nguyễn Văn Yên nói.
Các cơ quan đang rất tích cực dưới sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Ban Nội chính Trung ương - Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo sẽ đôn đốc, phối hợp.

7 cán bộ diện Trung ương quản lý bị kỷ luật sau kiểm tra liên quan các đại án

Cũng tại cuộc họp báo chiều nay, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Đặng Văn Dũng thông tin một số kết quả nổi bật trong công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực thời gian qua.
TTXVN dẫn báo cáo được Phó Ban Nội chính nêu tại họp báo cho biết, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nói chung, công tác điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nói riêng tiếp tục được đẩy mạnh, quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả hơn cả ở Trung ương và địa phương.
Đồng thời, tiến độ điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo cơ bản đáp ứng yêu cầu của Ban Chỉ đạo và Thường trực Ban Chỉ đạo, có vụ vượt kế hoạch đề ra.
Cụ thể, theo Phó Ban Nội chính TƯ chia sẻ tại họp báo chiều nay, từ sau Phiên họp 24 đến nay, cơ quan chức năng đã khởi tố mới 3 vụ án với 9 bị can, khởi tố bổ sung 95 bị can trong 12 vụ án; kết luận điều tra 7 vụ án với 174 bị can, kết luận điều tra bổ sung 3 vụ án với 21 bị can; truy tố 5 vụ án với 71 bị can; xét xử sơ thẩm 2 vụ án với 38 bị cáo; xét xử phúc thẩm 5 vụ án với 11 bị cáo.
Cơ quan chức năng đã chủ động phát hiện, quyết liệt đấu tranh, mở rộng điều tra, khởi tố mới nhiều bị can trong các vụ án tham nhũng, tiêu cực lớn, đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, vi phạm có tổ chức, liên quan đến nhiều bộ, ngành, địa phương, cả trong khu vực nhà nước và ngoài khu vực nhà nước, gây bức xúc trong nhân dân.
Công an TP.HCM kiểm tra một trung tâm đăng kiểm trước đó tại huyện Nhà Bè. - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.02.2023
Phú Thọ: Bắt Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm nhận hối lộ
Ông Dũng dẫn chứng như vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị, tổ chức có liên quan đã mở rộng điều tra, khởi tố thêm 2 vụ án, khởi tố mới 72 bị can (trong đó, 23 bị can là lãnh đạo cấp vụ, cục, cán bộ các cơ quan thanh tra, kiểm toán, thanh tra giám sát ngân hàng và cán bộ lãnh đạo thanh tra, ngân hàng một số địa phương); vụ án xảy ra trong lĩnh vực đăng kiểm đến nay đã khởi tố 114 vụ án, 808 bị can tại 49 địa phương; đã kết luận điều tra, đề nghị truy tố các vụ án xảy ra tại Công ty Việt Á, Tập đoàn FLC, Tân Hoàng Minh, Saigon Co.op.
Đáng chú ý, thông tin trên VOV cũng nêu, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã tiến hành 9 cuộc kiểm tra đối với các tổ chức đảng, đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm liên quan đến các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo; chỉ đạo kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với 76 tổ chức đảng liên quan đến các vụ án, vụ việc xảy ra tại Tập đoàn FLC, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Công ty AIC. Đến nay, đã hoàn thành 3 cuộc kiểm tra.
Qua kiểm tra, đã xử lý kỷ luật 26 tổ chức đảng, 57 đảng viên, trong đó có 7 cán bộ diện Trung ương quản lý.
“Tính từ đầu nhiệm kỳ XIII đến nay, đã thi hành kỷ luật 97 cán bộ diện Trung ương quản lý (gấp gần 9 lần nhiệm kỳ XI và nhiều hơn 3/4 số cán bộ bị xử lý của cả nhiệm kỳ XII), trong đó có 8 Ủy viên và 11 nguyên Ủy viên Trung ương Đảng”, - thông tin trên VOV dẫn báo cáo của Phó Ban Nội chính Đặng Văn Dũng cho biết.
Về công tác thu hồi tài sản trong các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, ông Dũng cho biết thêm, từ đầu năm đến nay, các cơ quan tiến hành tố tụng đã tạm giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, ngăn chặn giao dịch tài sản có giá trị trên 232.000 tỷ đồng và nhiều tài sản có giá trị khác.
Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 66-02D - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.10.2022
Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe bị bắt vì nhận hối lộ, Cục Đăng kiểm Việt Nam nói gì?
Đồng thời, ác cơ quan thi hành án dân sự đã thu hồi được trên 9.000 tỷ đồng, nâng tổng số tiền thu hồi được trong các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo đến nay là 75.800 tỷ đồng (đạt tỷ lệ 49,44%).
“Riêng từ đầu nhiệm kỳ XIII đến nay đã thu hồi được trên 53.800 tỷ đồng, cao gấp 2 lần số tài sản thu hồi được của cả nhiệm kỳ Đại hội XII”, - ông Dũng nhấn mạnh tại cuộc họp báo chiều 22/11.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала