Liên bang Nga: Cái nôi nguồn nhân lực chủ chốt của Việt Nam trong tương lai

© Ảnh : Trung tâm Khoa học và Văn hoá Nga tại Hà NộiHội thảo “Định hướng nghề nghiệp cho thanh niên Việt Nam - một hướng hợp tác mới trong lĩnh vực giáo dục"
Hội thảo “Định hướng nghề nghiệp cho thanh niên Việt Nam - một hướng hợp tác mới trong lĩnh vực giáo dục - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.03.2024
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Ngày 18/3, Trung tâm Khoa học và Văn hoá (TTKHVH) Nga tại Hà Nội tổ chức Hội thảo giáo dục với chủ đề “Định hướng nghề nghiệp cho thanh niên Việt Nam - một hướng hợp tác mới trong lĩnh vực giáo dục".
Tham dự hội thảo có các chuyên gia, bao gồm đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, các cơ quan, bộ phận phụ trách hoạt động quốc tế của các cơ sở giáo dục Việt Nam, ban lãnh đạo các trường đại học và khoa; đại diện TTKHVH Nga, đại diện các trường đại học Nga.
Hội thảo nhằm nâng cao nhận thức của các bên về xu hướng lựa chọn chuyên ngành trong tương lai của các công dân trẻ Việt Nam muốn học cao hơn tại các trường đại học ở Liên bang Nga.
© Ảnh : Trung tâm Khoa học và Văn hoá Nga tại Hà NộiGiám đốc TTKHVH Nga tại Hà Nội Vladimir Murashkin
Giám đốc TTKHVH Nga tại Hà Nội Vladimir Murashkin - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.03.2024
Giám đốc TTKHVH Nga tại Hà Nội Vladimir Murashkin
Phát biểu tại hội thảo, Giám đốc TTVH Nga V. Murashkin cho biết từ năm 2020, Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chính phủ Liên bang Nga cấp 1.000 chỉ tiêu học bổng cho công dân Việt Nam đi đào tạo theo các trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, thực tập chuyên ngành và tiếng Nga.

"Điều quan trọng đối với chúng tôi là các công dân trẻ Việt Nam sẵn sàng tận dụng những cơ hội vô hạn của nền giáo dục Đại học chuyên nghiệp hiện đại tại Nga đã mang lại cho họ và thực tế là cơ hội gần như vô hạn này có thể được minh hoạ bằng cách tham khảo các ví dụ điển hình", ông Murashkin chia sẻ với Sputnik.

Hiện nay, đào tạo ở Nga bao gồm 54 nhóm ngành lớn được gọi là các hướng đào tạo mở rộng, gồm 290 ngành, khoảng 5500 chuyên ngành hẹp với khoảng 19000 chương trình đào tạo.
© Sputnik / Lien Chu Trung tâm Khoa học và Văn hoá (TTKHVH) Nga tại Hà Nội tổ chức Hội thảo giáo dục
Trung tâm Khoa học và Văn hoá (TTKHVH) Nga tại Hà Nội tổ chức Hội thảo giáo dục - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.03.2024
Trung tâm Khoa học và Văn hoá (TTKHVH) Nga tại Hà Nội tổ chức Hội thảo giáo dục
Hội thảo hướng nghiệp lần này là sự kiện cuối cùng trong khuôn khổ chương trình giới thiệu tiếng Nga và giáo dục Nga tại Việt Nam. Giám đốc TTVH Nga V. Murashkin tổng kết:

"Trong 10 ngày, Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội đã tổ chức triển lãm giáo dục “Các trường đại học Nga - sự lựa chọn tốt nhất”. Trong đó có sự tham gia của các trường đại học hàng đầu của Nga như MAI, NSTU, REU. Plekhanov, Đại học Thú Y St. Petersburg v.v. Đồng thời, Thế vận hội tiếng Nga toàn Việt Nam 2024 cũng được tổ chức. Tại hội thảo hướng nghiệp lần này, các đại biểu từ phía Nga và Việt Nam cùng nhau thảo luận, trao đổi và đề xuất giải pháp cho các vấn đề còn tồn tại, góp phần tiếp tục củng cố hợp tác giáo dục giữa hai nước".

Hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Nam Phi - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.08.2023
Hiệp hội các tổ chức giáo dục tư nhân của BRICS được thành lập ở Nga

Sức hấp dẫn của các ngành học ‘siêu hot’ tại Nga

Theo dữ liệu ngày 25/12/2023 các trường đại học ở Moskva và St.Peterburgh đã chiếm 8 vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng các trường đại học tốt nhất. Đáng chú ý, đại diện của các trường này đã từng đến thăm Việt Nam nhiều lần, có đối tác tại Việt Nam và thực hiện nhiều dự án, các chương trình khác nhau tại Việt Nam.
© Ảnh : Trung tâm Khoa học và Văn hoá Nga tại Hà NộiÔng Sergei Brovanov (bên phải), TSKH Kỹ thuật, GS Bộ môn Điện - Điện tử, Khoa Kỹ thuật Vô tuyến và Điện tử ĐH Kỹ thuật Quốc gia Novosibirsk (NETI)
Ông Sergei Brovanov (bên phải), TSKH Kỹ thuật, GS Bộ môn Điện - Điện tử, Khoa Kỹ thuật Vô tuyến và Điện tử ĐH Kỹ thuật Quốc gia Novosibirsk (NETI) - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.03.2024
Ông Sergei Brovanov (bên phải), TSKH Kỹ thuật, GS Bộ môn Điện - Điện tử, Khoa Kỹ thuật Vô tuyến và Điện tử ĐH Kỹ thuật Quốc gia Novosibirsk (NETI)
Trao đổi với Sputnik, ông Sergei Brovanov, TSKH Kỹ thuật, GS Bộ môn Điện - Điện tử, Khoa Kỹ thuật Vô tuyến và Điện tử ĐH Kỹ thuật Quốc gia Novosibirsk (NETI), cho biết:

“Đạị học Kỹ thuật Quốc gia Novosibirsk (NETI) là một trong những đại học kỹ thuật hàng đầu tại Nga. Chúng tôi mong muốn hợp tác với cơ sở giáo dục trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam, mong muốn các sinh viên Việt Nam đến học tập và nghiên cứu tại NETI, đặc biệt là các lĩnh vực mà thị trường lao động có nhu cầu trong tương lai. Các sinh viên theo học các ngành kỹ thuật tạ NETI chắc chắn sẽ được săn đón trên thị trường lao động”.

TS. Polina Gennadievna Nemirovchenko, PGĐ Học viện Kinh tế quốc dân và Hành chính quốc gia trực thuộc Tổng thống (RANEPA - Học viện Tổng thống) - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.10.2023
Thị trường giáo dục Việt Nam có nhiều tiềm năng thực hiện dự án của Nga
Cũng theo GS.Sergei Brovanov, NETI là thành viên của “Chương trình Ưu tiên 2030” (Priority 2030) do Bộ Khoa học và Giáo dục đại học Liên bang Nga khởi xướng. Mục đích của Chương trình này nhằm thành lập hơn 100 trường đại học hiện đại tiến bộ ở Nga - trung tâm phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế - xã hội của đất nước vào năm 2030.

“NETI hiện có 3 ngành học đang được giảng dạy trong khuôn khổ Chương trình Ưu tiên 2030, bao gồm: Điện tử công suất và năng lượng thông minh, Vật liệu mới cho công nghệ đột phá, Giải pháp kỹ thuật mới và trí tuệ nhân tạo cho y sinh. Kết quả sẽ được thể hiện trong các chương trình đào tạo. Chúng tôi cho rằng, đây sẽ là những ngành học rất thú vị và có nhu cầu cao trong tương lai”, GS. Sergei Brovanov nhấn mạnh.

Chủ tịch HSV VN tại Nga Lê Huỳnh Đức (trái) với Đại sứ Việt Nam tại Nga (phải) - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.03.2024
Hướng tới chủ động và tích cực hơn trong quá trình học tập, hội nhập tại Nga
Chia sẻ với Sputnik về mong muốn của mình, bà Natalia Menshikova, Phó trưởng phòng các nước Châu Á - Thái Bình Dương, Ban Quan hệ hoạt động Quốc tế, ĐH Kinh tế Nga mang tên Plekhanov, khẳng định các sự kiện được tổ chức bởi TTVH Nga tại Hà Nội nhằm thúc đẩy tiếng Nga và giáo dục Nga tại Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng đối với cơ sở giáo dục hàng đầu nước Nga này.

“Tham gia vào các sự kiện này cho phép không chỉ giới thiệu về trường đại học của chúng tôi cho học sinh và sinh viên Việt Nam, mà còn mở ra cơ hội hợp tác với các trường đại học ở Việt Nam trong việc trao đổi sinh viên, cải tiến chương trình đào tạo, trao đổi chuyên môn, tổ chức các sự kiện chung giữa hai phía, bao gồm cả các sự kiện khoa học và sự kiện khác”, bà Natalia Menshikova cho biết.

Hà Nội ‘host’ sự kiện mang tính bước ngoạt về giáo dục và y tế giữa Nga và Châu Á  - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.10.2023
Hà Nội ‘host’ sự kiện mang tính bước ngoặt về giáo dục và y tế giữa Nga và Châu Á
ĐH Kinh tế Nga mang tên Plekhanov hiện đào tạo hơn 50 ngành học. Các ngành học phổ biến nhất đối với sinh viên Việt Nam là kinh tế, quản trị kinh doanh, luật, thương mại, quản lý khách sạn, quảng cáo - truyền thông công chúng và du lịch.

“Các chương trình giảng dạy trên tất cả các ngành học của chúng tôi được giảng dạy bằng công nghệ giáo dục và thông tin hiện đại nhất, tạo điều kiện cho việc học tập chất lượng, thú vị và bám sát thực tế. Đó là lý do tại sao có số lượng lớn sinh viên Việt Nam chọn trường của chúng tôi”, bà Natalia Menshikova nhấn mạnh.

Sputnik and RT at the SPIEF-2023 - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.02.2024
RT ra mắt dự án giáo dục quốc tế RT Academy

Liên bang Nga - Nơi đào tạo nguồn nhân lực hàng đầu cho Việt Nam

Được biết, hướng nghiệp là một trong những ưu tiên của “Chiến lược chính sách thanh niên” đang được thực hiện ở Việt Nam đến năm 2030. Đánh giá về đóng góp của hợp tác giáo dục Việt Nam - LBN trong chính sách này, PGS. TS Phan Minh Đức, Phó trưởng ban Ban Hợp tác quốc tế, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chia sẻ với Sputnik:

“Tôi cho rằng, nguồn nhân lực mà phía Nga đào tạo cho Việt Nam là nguồn nhân lực rất tốt. Hiện nay trong bối cảnh số hóa, chuyển đổi xanh toàn cầu, thanh niên Việt Nam cũng như các quốc gia khác đang đứng trước vận mệnh và trách nhiệm mới với thời cuộc. Chính vì vậy, với mối quan hệ với Liên bang Nga, chúng ta có thể tận dụng rất tốt thế mạnh về khoa học kỹ thuật, ngành sáng tạo và các lĩnh vực nhân văn khác. Định hướng cho thanh niên Việt Nam học những lĩnh vực đó là điều nên chú trọng và hướng tới, vì nó liên quan đến câu chuyện phát triển đất nước Việt Nam sau này”.

© Ảnh : Trung tâm Khoa học và Văn hoá Nga tại Hà NộiPGS. TS Phan Minh Đức, Phó trưởng ban Ban Hợp tác quốc tế, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
PGS. TS Phan Minh Đức, Phó trưởng ban Ban Hợp tác quốc tế, Học viện Báo chí và Tuyên truyền - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.03.2024
PGS. TS Phan Minh Đức, Phó trưởng ban Ban Hợp tác quốc tế, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Ở góc độ các ngành của Học viện Báo chí Tuyên truyền hiện đang đào tạo như báo chí - truyền thông, kinh tế chính trị v.v. PGS. TS Phan Minh Đức cho rằng, những ngành nghề đó hoàn toàn có thể học tập và tham khảo từ phía Nga.

“Với nền tảng kinh tế, chính trị và văn hóa mạnh mẽ của nước Nga sẽ hứa hẹn đào tạo rất tốt cho sinh viên Việt Nam, đặc biệt là sinh viên của Học viện Báo chí và Tuyên truyền để có thể trở thành những nhà báo năng động và sáng tạo, ứng dụng công nghệ tốt hơn cho tiến trình báo chí Cách mạng Việt Nam”.

Học viện Báo chí Tuyên truyền đã ký kết văn bản Ghi nhớ hợp tác với Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva mang tên M. V. Lomonosov về hợp tác trên lĩnh vực báo chí. PGS. TS Phan Minh Đức bày tỏ:

“Chúng tôi rất kỳ vọng ở những bước tiến tiếp theo về hợp tác quốc tế với những trường đại học hàng đầu của Nga trong các lĩnh vực thế mạnh của Học viện Báo chí và Tuyên truyền và các trường đại học chúng tôi có cơ hội tiếp xúc”.

Thứ trưởng Mogilevsky với các học sinh Việt Nam đoạt giải Olimpic tiếng Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.12.2023
Hợp tác giáo dục, khoa học và công nghệ Việt-Nga sẽ phát triển nhanh hơn
Về phần mình, đánh giá về hợp tác giáo dục giữa Trường Đại học Mỏ - Địa chất và các trường Đại học của Nga, bà Nguyễn Thị Hoài Nga, Trưởng phòng Hợp tác quốc tế, trao đổi với Sputnik:

“Trước thách thức của xã hội hiện nay, những ngành học chủ lực như địa chất, mỏ, trắc địa, bản đồ... không còn sự hấp dẫn với sinh viên nữa. Tuy nhiên chúng tôi hiểu rằng, đối tác của mình ở Nga có nhiều thế mạnh và nhu cầu đối với các ngành này rất cao, đặc biệt với vấn đề toàn cầu như tăng trưởng xanh, Net Zero, ứng phó với BĐKH. Vấn đề nêu trên cần sự đóng góp to lớn của ngành như điều tra địa chất đối với các khoáng sản phục vụ cho quá trình chuyển đổi năng lượng hay Net Zero. Do đó chúng tôi mong muốn có được sự hỗ trợ của các trường ĐH Nga trong đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên. Đồng thời mở ra cơ hội cho sinh viên Việt Nam có thể sang Nga du học ngắn hạn. Chỉ khi đặt chân lên nước Nga, các em mới có thể cảm nhận được môi trường học tập tốt như thế nào, cũng như cơ hội mở ra”.

© Ảnh : Press service of the Ministry of Education and Science of the Russian FederationCuộc họp lần thứ III của Ủy ban hợp tác Nga-Việt trong lĩnh vực giáo dục, khoa học và công nghệ tại Moscow
Cuộc họp lần thứ III của Ủy ban hợp tác Nga-Việt trong lĩnh vực giáo dục, khoa học và công nghệ tại Moscow - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.03.2024
Cuộc họp lần thứ III của Ủy ban hợp tác Nga-Việt trong lĩnh vực giáo dục, khoa học và công nghệ tại Moscow
Hiện trường Đại học Mỏ - Địa chất hợp tác chặt chẽ không chỉ tại các lĩnh vực trọng điểm với các trường Đại học trắc địa - bản đồ Moskva, Trường ĐH Địa chất thăm dò Moskva, Trường ĐH Mỏ St. Petersburg… mà còn có mong muốn mở rộng hợp tác trong các ngành công nghệ thông tin, môi trường, xây dựng, tự động hóa, điện, cơ khí, kĩ thuật hóa học.

“Ngoài ra, theo Chính phủ Việt Nam hiện nay hỗ trợ đào tạo ngành bán dẫn. Vì vậy, chúng tôi mong có cơ hội hợp tác để giáo viên, sinh viên lĩnh hội kiến thức về ngành mới này, phục vụ cho nhu cầu của Việt Nam. Hơn nữa, chúng tôi mong muốn đẩy mạnh việc trao đổi giảng viên giảng dạy tại ĐH giữa hai nước trong thời gian tới”, bà Hoài Nga cho biết thêm.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала