Ưu thế độc nhất vô nhị giúp Việt Nam có thể thành 'nồi cơm Thạch Sanh' của thế giới

© Ảnh : TTXVN - Phan Minh HưngXe xúc dồn lúa thu mua của bà con nông dân vào nhà máy xay sát của Công ty TNHH Dương Vũ.
Xe xúc dồn lúa thu mua của bà con nông dân vào nhà máy xay sát của Công ty TNHH Dương Vũ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.10.2023
Đăng ký
Nắm bắt nhu cầu lúa gạo toàn cầu tăng cao sau các lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ, Nga và UAE, Việt Nam lập tức nổi lên như một nhà cung cấp lương thực lớn của thế giới, khi “vẫn có thể xuất khẩu đến 8 triệu tấn gạo mà trong nước không lo thiếu”.
Kết quả này chính nhờ ưu thế "độc nhất vô nhị" của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nếu các nước chỉ sản xuất được một vụ lúa mỗi năm, có nơi thêm một vụ phụ, thì Đồng bằng sông Cửu Long lại có thể sản xuất lúa gạo quanh năm.
Một tín hiệu rất vui nữa là khả năng hợp tác khai thác, phát triển “vựa lương thực mới” ở châu Phi khi nhiều nước tại châu lục này đặc biệt ngưỡng mộ ngành nông nghiệp Việt Nam và mong mỏi học hỏi ở Việt Nam kinh nghiệm để trở thành trung tâm về lúa gạo của thế giới.
Ngô - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.09.2023
Philippines khuyến nghị ăn ngô thay gạo do lo ngại thiếu hụt lương thực

Việt Nam có thể xuất khẩu đến 8 triệu tấn gạo

Ngày 9/9/2022, Ấn Độ đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo tấm và áp thuế xuất khẩu 20% với các loại gạo trắng, ngoại trừ gạo Basmati. Ít lâu sau, Nga và UAE cũng ra lệnh tạm ngừng xuất khẩu gạo. Những động thái trên đã làm cho thị trường gạo thế giới nóng càng thêm nóng.
Theo ước tính của các chuyên gia, nguồn cung toàn cầu thiếu hụt khoảng 10 triệu tấn. Trong bối cảnh hiện nay, mọi ánh mắt trên thị trường gạo quốc tế đều hướng về Thái Lan và Việt Nam, hai nguồn cung quan trọng hàng đầu.
Cho tới giữa năm 2023, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu và cả Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đều khẳng định, sản lượng gạo trong nước khó đáp ứng được mục tiêu xuất khẩu 7 triệu tấn.
Lý do là vì tình hình xuất khẩu cuối năm 2022 rất tốt, không có lượng hàng tồn kho nhiều như những năm trước.
Ngoài ra, lượng gạo nhập khẩu từ Ấn Độ phục vụ cho chế biến các sản phẩm ăn liền bị hạn chế nên phải sử dụng gạo nội địa. Do đó, VFA dự báo lượng gạo xuất khẩu cả năm của Việt Nam chỉ khoảng 6,5 - 6,7 triệu tấn.
Tuy nhiên, khi Ấn Độ quyết định cấm xuất khẩu gạo trắng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã quyết định tăng diện tích sản xuất lúa thu đông ở Đồng bằng sông Cửu Long thêm 50.000 ha, nhằm đáp ứng nhu cầu của thế giới.
"Việt Nam vẫn có thể xuất khẩu đến 8 triệu tấn gạo, trong nước không lo thiếu", ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), nhấn mạnh.
Gạo trắng - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.10.2023
Indonesia trở thành khách hàng lớn nhất của gạo Việt Nam

Đồng bằng sông Cửu Long có lợi thế độc nhất vô nhị

Việt Nam có thể ngay lập tức tăng sản lượng gạo như vậy là bởi so với nhiều nơi khác trên thế giới, Đồng bằng sông Cửu Long có một ưu thế "độc nhất vô nhị".
Nếu các nước chỉ sản xuất được một vụ lúa mỗi năm, có nơi thêm một vụ phụ, thì Đồng bằng sông Cửu Long có thể sản xuất quanh năm.
Có thể nói, không lúc nào trên những cánh đồng ở miền châu thổ sông Cửu Long không có lúa đang thu hoạch. Sản xuất quay vòng biến nơi đây trở thành kho dự trữ lúa gạo một cách tự nhiên và an toàn cho người dân trong nước.
Có người đã ví vựa lúa miền Tây "như nồi cơm Thạch Sanh", ăn hoài không hết. Nhờ lợi thế tự nhiên đặc biệt này mà Việt Nam có thể dễ dàng điều chỉnh mùa vụ, tăng sản lượng gạo xuất khẩu để phục vụ nhu cầu lương thực thế giới tăng cao.
Kể cả khi giá lúa gạo tăng cao, nhiều nông dân cũng tranh thủ thu hoạch lúa hè thu để xuống giống vụ thu đông cho "kịp thị trường". Nhiều người dân vùng hạ nguồn sông Cửu Long đã thuận theo nhu cầu thị trường, sản xuất nhiều lúa gạo hơn để đáp ứng nhu cầu của thế giới.
Từ một nước phải nhập khẩu gạo, Việt Nam đã nhanh chóng trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.
Từ thiên về số lượng, gạo Việt đã từng bước được đánh giá cao về chất lượng, đạt danh hiệu gạo ngon nhất thế giới năm 2019. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam những năm gần đây đã ở mức cao, có lúc giá gạo 5% tấm chạm đỉnh cao nhất thế giới.
Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam một lần nữa lại cho thấy vai trò của mình trên bản đồ lương thực thế giới.
Cuối tháng 8/2023, Tổng cục Hải quan cho biết, Việt Nam đã xuất khẩu gần 1 triệu tấn gạo trong tháng, thu về hơn nửa tỉ USD; nâng tổng số gạo VN xuất khẩu trong 8 tháng đầu năm lên gần 5,9 triệu tấn, vượt qua con số 5,3 triệu tấn của Thái Lan.
Trong giai đoạn nguồn cung gạo cao điểm khan hiếm, việc Việt Nam xuất khẩu gần 1 triệu tấn gạo/tháng đã góp phần giảm nhiệt cơn sốt giá, qua đó giảm áp lực an ninh lương thực toàn cầu.
"Khi các con số xuất khẩu gạo trong tháng 8 của Việt Nam được công bố, một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo Thái Lan khá bất ngờ và hỏi tôi rằng: Việt Nam lấy đâu ra nhiều gạo như thế để xuất?", Thanh Niên dẫn lời bà Phan Mai Hương, đồng sáng lập chuyên trang thông tin thị trường lúa gạo thế giới Ssricenews, cho hay.
Người nông dân thu hoạch lúa chín - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.10.2023
Indonesia cần nhập 1,5 triệu tấn gạo, Việt Nam sẵn sàng đáp ứng

Phần chủ động trong tay người bán

Vào thời điểm này năm ngoái, ông Phạm Thái Bình, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Trung An (TP. Cần Thơ), đã đưa ra dự báo giá lúa gạo thế giới trong những tháng cuối năm 2022 và các năm tiếp theo, chí ít là năm 2023, sẽ duy trì mức cao do tình hình thời tiết ngày càng phức tạp.
Điều này ảnh hưởng đến việc gieo trồng ở nhiều nước trên thế giới, biến vấn đề an ninh lương thực thành mối quan tâm lớn ở nhiều quốc gia.
Đến lúc này, ông Bình cho rằng, tình hình kinh tế, chính trị vẫn còn diễn biến phức tạp là yếu tố quan trọng. Quan trọng nhất là biến đổi khí hậu gây nên các hiện tượng thời tiết cực đoan, mà điển hình là hiện tượng El Nino đang diễn ra ngày càng trầm trọng trên toàn cầu.
Những yếu tố này đã làm đảo lộn kế hoạch kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia, mà việc thiếu hụt lương thực, thực phẩm với số lượng rất lớn là một vấn nạn.
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam cũng chịu nhiều tác động của các hiện tượng thời tiết bất thường do biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, vùng đất này có lợi thế sản xuất lúa quanh năm, mỗi năm đến 3 vụ, năng suất lúa cũng cao hơn của Thái Lan, khí hậu khá ôn hòa, lượng gạo luôn dư thừa để xuất khẩu mỗi năm ổn định khoảng 6 - 7 triệu tấn.
Đây chính là cơ hội để ngành lúa gạo Việt Nam nâng cao giá trị và thương hiệu trên trường quốc tế.
"Thị trường lúa gạo trong thời gian tới, nhất là những tháng cuối năm 2023 và cả năm 2024, chắc chắn vẫn đứng ở giá cao. Đối với mặt hàng tiêu chuẩn gạo 5% tấm có giá từ 640 - 660 USD/tấn do nhu cầu nhập khẩu của nhiều quốc gia không có điều kiện sản xuất lúa gạo. Với tình hình khan hiếm gạo như hiện nay, phần chủ động vẫn nằm trong tay người bán", ông Bình tin tưởng.
Giá gạo ở mức cao hiện nay chủ yếu đến từ hai yếu tố: chính trị và thời tiết. Chuyên gia Phan Mai Hương cho rằng, thị trường gạo thế giới vẫn chịu sự chi phối của Ấn Độ, nơi chiếm tới 40% lượng gạo xuất khẩu của thế giới.
Là nước đông dân nhất thế giới , phần lớn là người có thu nhập thấp nên việc bảo đảm an ninh lương thực là vấn đề lớn với chính phủ Ấn Độ.
Gạo - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2023
Gạo Việt Nam tiếp tục lập kỷ lục

Châu Phi mong muốn được hợp tác với Việt Nam

Trong một diễn biến khác, vai trò của ngành lúa gạo Việt Nam một lần nữa được nêu bật trên bình diện chung về nghiên cứu khoa học nông nghiệp, trọng tâm là lúa gạo tại Đại hội Lúa gạo quốc tế IRC 2023.
Một chủ đề được thảo luận nhiều tại IRC 2023 là phương thức, hỗ trợ nhằm thúc đẩy sản xuất lúa gạo ở châu Phi, nơi chiếm 60% diện tích canh tác đất nông nghiệp của thế giới nhưng chưa được khai thác hiệu quả.
Cần nhấn mạnh rằng, sự chuyển đổi của Việt Nam từ quốc gia nhập khẩu gạo thành tự chủ, xuất khẩu gạo chủ lực của thế giới là một điều đáng ngưỡng mộ. Tại Đại hội Lúa gạo quốc tế IRC 2023, nhiều quốc gia châu Phi bày tỏ quan tâm là tìm hiểu con đường, quá trình chuyển đổi, rút kinh nghiệm và cải thiện những điều Việt Nam còn thiếu.
Các chuyên gia lúa gạo châu Phi nhận định, thay đổi chính sách góp phần quyết định bước tăng trưởng "ngoạn mục" của ngành lúa gạo Việt Nam. Bộ máy quản lý hỗ trợ nông dân ở mức cao nhất, từ gieo trồng, canh tác, sản xuất đến tiếp thị… đã góp phần nâng cao toàn chuỗi giá trị, tạo thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường thế giới.
Tiến sĩ Abdelbagi Ismail, Giám đốc Viện Nghiên cứu Lúa quốc tế - khu vực châu Phi (IRRI-Africa) bày tỏ mong muốn Việt Nam hỗ trợ đào tạo nhân lực nông nghiệp châu Phi, qua đó phát triển đội ngũ tiến sĩ, thạc sĩ, khuyến nông, kỹ thuật viên dày dặn, nhiều kinh nghiệm.
Theo vị chuyên gia, Việt Nam có cơ hội mở rộng hoạt động kinh doanh ở châu Phi trên cơ sở đôi bên cùng có lợi, nhập khẩu máy móc, thiết bị kỹ thuật, nguyên liệu thô và cây trồng vào lục địa này.
“Khi cơ chế thị trường được thiết lập, các nước châu Phi có khả năng xuất khẩu các mặt hàng nông sản chất lượng cao, tiếp cận thị trường Việt Nam”, cổng TTĐT Chính phủ cho biết.
Với vai trò trụ cột của ngành lương thực thế giới, Việt Nam sẵn sàng trao đổi kinh nghiệm, nhân lực, xây dựng các ý tưởng nghiên cứu nhằm phát triển ngành lúa gạo tại châu Phi.
Gạo - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.09.2023
Việt Nam ra mắt giống lúa mới ưu việt giữa làn sóng cấm xuất khẩu gạo
Đáng chú ý, theo ông Đào Thế Anh, Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp, hiện tiềm năng hợp tác nông nghiệp giữa châu Phi và châu Á, đặc biệt giữa châu Phi và Việt Nam về khuyến nông, nghiên cứu khoa học, đầu tư thủy lợi, canh tác bền vững… đều rất khả thi.
Ông Đào Thế Anh cho biết, hàng năm, thông qua hoạt động của Viện Khoa học Nông nghiệp, nhiều chuyên gia nước ta đã sang tham gia nghiên cứu, hỗ trợ đào tạo ở châu Phi.

“Sẽ có nhiều nhà tài trợ quốc tế sẵn sàng đầu tư vào lĩnh vực lúa gạo tại châu Phi, lục địa có chiếm 60% đất canh tác nông nghiệp thế giới, để trở thành vùng sản xuất lương thực chính trong tương lai”, chuyên gia tin tưởng.

Bộ Nông nghiệp cho hay, tháng 12 này, tại Hậu Giang, trong khuôn khổ Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam sẽ diễn ra Hội thảo đối thoại chính sách Việt Nam - châu Phi. Đây sẽ là cơ hội tăng cường hợp tác Việt Nam với các nước châu Phi nhằm chuyển đổi hệ thống lương thực.
Hiện tổng lượng gạo xuất khẩu của Ấn Độ và Việt Nam chiếm khoảng 55% thị trường thế giới. Bên cạnh đó, các thành tựu nghiên cứu trong lĩnh vực lúa gạo của Việt Nam được công nhận, đánh giá cao.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала