Ngân hàng bị rút tiền hàng loạt, Ngân hàng Nhà nước ra tay can thiệp thế nào?

© Ảnh : TTXVN - Phạm Trung KiênPhiên khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV.
Phiên khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.01.2024
Đăng ký
Như Sputnik đưa tin, sáng nay, Việt Nam đã khai mạc kỳ họp bất thường thứ 5, Quốc hội khoá XV với sự có mặt hiện diện của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc.
Phiên làm việc buổi chiều, Quốc hội thảo luận về dự luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) do Ngân hàng Nhà nước là cơ quan chủ trì soạn thảo. Đây là dự luật phức tạp, với nhiều nội dung quan trọng nhưng còn một số kiến khác nhau trong các kỳ họp trước.

Ngân hàng bị rút tiền hàng loạt đến mức độ nào thì NHNN phải can thiệp?

Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh đã có phát biểu giải trình, tiếp thu ý kiến liên quan dự thảo Luật Các Tổ chức tín dụng (sửa đổi).
Theo ông Vũ Hồng Thanh, sau khi tiếp thu, chỉnh lý, dự thảo luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi gồm 15 chương và 210 điều (tăng 7 điều so với dự thảo luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6).
Đối với dự thảo luật rất khó này, vấn đề can thiệp sớm khi có sự cố được các đại biểu đặc biệt quan tâm. Có ý kiến cho rằng việc can thiệp sớm cần được thực hiện ngay khi có những dấu hiệu cảnh báo vi phạm trong quản trị, điều hành ngân hàng, vi phạm các tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong một khoảng thời gian nhất định nhưng không quá dài.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Chính phủ và chính quyền địa phương - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.01.2024
Đề xuất giao Thống đốc NHNN quyền quyết định cho vay đặc biệt lãi suất 0%
ĐBQH kiến nghị cần làm rõ ngân hàng bị rút tiền hàng loạt đến mức độ nào thì cần phải có sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước? Đồng thời, cần quy định những trường hợp như mất thanh khoản hoặc rút tiền hàng loạt nên chuyển về kiểm soát đặc biệt, để đúng với tính chất, mức độ, do can thiệp sớm là việc tổ chức tín dụng tự khắc phục ở bước đầu, vẫn còn trong trạng thái an toàn.
Cũng còn ý kiến khác thống nhất việc kết hợp lỗ lũy kế với chỉ tiêu vi phạm tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu, đề nghị trao quyền quyết định cho Ngân hàng Nhà nước xem xét áp dụng can thiệp sớm trong trường hợp tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt.
Tiếp thu ý kiến của đại biểu, trên cơ sở đề xuất của Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng quy định giao Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định thực hiện can thiệp sớm khi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thuộc một hoặc một số trường hợp cụ thể.
Trong đó có trường hợp “số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài lớn hơn 15% giá trị của vốn điều lệ, vốn được cấp và quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất hoặc theo kết luận thanh tra, kiểm toán của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và vi phạm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.
Hoặc xếp hạng dưới mức trung bình theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; vi phạm tỷ lệ khả năng chi trả trong thời gian 30 ngày liên tục; vi phạm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trong thời gian 6 tháng liên tục; bị rút tiền hàng loạt và có báo cáo gửi Ngân hàng Nhà nước.
Theo ông Vũ Hồng Thanh, có ý kiến đề nghị phải thường xuyên theo dõi, nếu phát hiện tổ chức tín dụng không đáp ứng được những yêu cầu, quy định của NHNN thì phải đề xuất kiểm tra, thanh tra và giám sát, thậm chí là kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức này này.
Cập nhật đến 15 giờ 30 phút, giá vàng miếng SJC trên thị trường đã về mốc 79 triệu đồng/lượng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.01.2024
Vì 100 triệu dân, Việt Nam sẽ chấn chỉnh thị trường vàng, sửa Nghị định 24
Về vấn đề nêu trên, Ủy ban Thường vụ đã chỉnh lý, bổ sung giải pháp hạn chế tăng trưởng tín dụng nhằm kiểm soát rủi ro cũng như quy mô của tổ chức tín dụng.
“Điều này nhằm tránh tình trạng có tổ chức tín dụng đang yếu kém mà vẫn tăng trưởng và mở rộng hoạt động như thời gian qua, đến khi phát hiện thì đã muộn”, ông Vũ Hồng Thanh nói.

Ngăn sân sau của đại gia tại các ngân hàng

Đại biểu Quốc hội cũng nêu kiến nghị cần tiếp tục nghiên cứu, rà soát, chỉnh sửa đồng bộ giữa các biện pháp, bảo đảm nguyên tắc tăng cường trách nhiệm của tổ chức tín dụng, cổ đông lớn, thành viên góp vốn, chủ sở hữu TCTD ngay từ sớm, giảm thiểu sự hỗ trợ từ Nhà nước trong giai đoạn này.
Ngoài ra, có đề nghị có cơ chế tạo điều kiện cho TCTD khác, các cá nhân, các tổ chức hỗ trợ các TCTD gặp khó khăn sao cho hiệu quả, có ý nghĩa.
Theo báo cáo của Ủy ban Thường vụ QH, Chính phủ đề xuất đối với tổ chức tín dụng có lỗ lũy kế lớn hơn 50% giá trị của vốn điều lệ, vốn được cấp và các quỹ dự trữ thì cho phép áp dụng biện pháp hỗ trợ về cơ chế (trích lập dự phòng rủi ro theo năng lực tài chính, thoái lãi dự thu theo lộ trình). Đồng thời bổ sung hai biện pháp áp dụng cho quỹ tín dụng nhân dân.
Nguyên nhân, theo ông Vũ Hồng Thanh, là do nếu chỉ áp dụng biện pháp tự thân từ TCTD mà không có biện pháp hỗ trợ khác thì phương án khắc phục TCTD khó khả thi, không đem lại hiệu quả phục hồi TCTD. Chính vì vậy, Ủy ban Thường vụ QH đã chỉnh lý theo ý kiến của ĐBQH gắn việc này với thẩm quyền của Chính phủ.
Vấn đề xử lý sở hữu chéo, thao túng, chi phối các tổ chức tín dụng, ngân hàng cũng là một trong những nội dung quan trọng được tiếp thu, điều chỉnh.
Theo một số đại biểu Quốc hội, cần tiếp tục nghiên cứu thêm các quy định về xử lý triệt để vấn đề sở hữu chéo, thao túng, chi phối các tổ chức tín dụng trên cơ sở tổng kết thực tiễn quản lý hoạt động của các ngân hàng, nhất là xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém trong thời gian vừa qua.
Ngoài ra, có ý kiến đề nghị tiếp tục rà soát và quy định cụ thể hơn về các nội dung này, hướng đến mục tiêu xử lý được vấn đề sở hữu chéo, thao túng, chi phối các ngân hàng.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.01.2024
Phó Thống đốc: Lãi suất cho vay ngân hàng Việt Nam đang thấp nhất 20 năm qua
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nêu quan điểm, các quy định tại dự thảo luật tiếp tục được hoàn thiện để tăng cường minh bạch hoạt động của ngân hàng. Cụ thể, bổ sung các quy định để bảo đảm hơn quyền tham gia quản trị, điều hành của cổ đông, nhóm cổ đông thiểu số như quyền đề cử nhân sự để bầu làm thành viên hội đồng quản trị, quyền yêu cầu triệu tập họp đại hội đồng cổ đông bất thường.
Đặc biệt, tăng cường hơn nữa minh bạch trong hoạt động, quản trị, điều hành của ngân hàng thông qua việc bổ sung trách nhiệm công bố, công khai thông tin của cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ của ngân hàng trở lên.
Cần bổ sung trường hợp ngân hàng, công ty con của ngân hàng không được góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp, ngân hàng khác là người có liên quan của cổ đông lớn, thành viên góp vốn của ngân hàng đó.
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội lưu ý, quy định theo dự thảo luật do Chính phủ đề xuất nhằm hạn chế việc thao túng, chi phối quản trị, điều hành của cổ đông lớn, người có liên quan tại ngân hàng, ngăn ngừa tình trạng cho vay đối với doanh nghiệp “sân sau” của các ngân hàng hoặc cổ đông lớn như đã xảy ra thời gian qua.

Trách nhiệm kiểm soát đặc biệt được giao cho NHNN

Về kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, có ý kiến cho rằng cần phải thực hiện ngay và kịp thời việc kiểm soát đặc biệt TCTD.
Có ý kiến đề nghị quy định đặt ngay vào kiểm soát đặc biệt trường hợp số lũy kế của TCTD lớn hơn 50% vốn điều lệ của TCTD đó. Ý kiến khác cho rằng giao trách nhiệm cho NHNN xác định tại thời điểm áp dụng kiểm soát đặc biệt, đề nghị quy định rõ trường hợp nào phải kiểm soát đặc biệt và trường hợp NHNN xét thấy TCTD được can thiệp sớm mà không có khả năng phục hồi thì đưa vào kiểm soát đặc biệt.
Có ý kiến đề nghị giao cấp có thẩm quyền là Thủ tướng Chính phủ hoặc NHNN thực hiện những giải pháp đặc biệt ngoài tiền lệ với mục đích bảo đảm an toàn hệ thống.
“Chính phủ cũng có đề xuất về vấn đề này và Ủy ban Thường vụ QH đã chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng giao thẩm quyền cho NHNN xem xét, quyết định đặt TCTD vào kiểm soát đặc biệt khi thuộc một trong các trường hợp”, lãnh đạo Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội nêu.
Vàng miếng SJC - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.12.2023
Việt Nam sẽ bỏ độc quyền vàng miếng SJC?
Theo ông Thanh, khi đã can thiệp sớm mà không khắc phục được, đã can thiệp sớm mà không có phương án khắc phục hoặc không điều chỉnh phương án khắc phục theo yêu cầu bằng văn bản của NHNN; hoặc các TCTD được can thiệp sớm nhưng không có khả năng thực hiện phương án khắc phục, hết thời hạn mà không khắc phục được tình trạng cần can thiệp sớm.
“Trường hợp bị rút tiền hàng loạt có khả năng gây mất an toàn hệ thống cũng bị kiểm soát đặc biệt”, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế nêu rõ.
Để có cơ sở xử lý các tình huống đặc biệt có thể phát sinh, kế thừa Luật Các TCTD hiện hành, dự thảo Luật quy định:

“Trường hợp nhằm bảo đảm an toàn hệ thống TCTD, trật tự, an toàn xã hội khi xử lý TCTD được kiểm soát đặc biệt, Chính phủ quyết định việc áp dụng biện pháp đặc biệt trên cơ sở đề xuất của NHNN và báo cáo QH tại kỳ họp gần nhất”.

Về phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, Chính phủ đã đề xuất bổ sung phương án phục hồi và phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp của TCTD được kiểm soát đặc biệt vào dự thảo Luật.
Việc này, theo ông Thanh, là nhằm tạo điều kiện cho TCTD được kiểm soát đặc biệt có cơ hội phục hồi, vì có thể xuất hiện nhà đầu tư mới hoặc nỗ lực của TCTD sẽ thay đổi được tình trạng của TCTD được kiểm soát đặc biệt. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp thu và chỉnh lý, bổ sung quy định này.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала